Cuộc gặp mặt có sự tham dự của 50 nhà văn tiêu biểu trong nước và 33 nhà văn người Việt tại hải ngoại, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo T.Ư, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật T.Ư…
Phát biểu khai mạc, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn VN, nhấn mạnh sự gắn bó của các nhà văn hải ngoại với dân tộc và đất nước. 20 tham luận của các nhà văn bàn đến nhiều vấn đề văn học VN ở nước ngoài, trong đó đề cao trách nhiệm xã hội của nhà văn hải ngoại với dân tộc và đất nước. Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai (Mỹ) dẫn chứng sự thành công trong văn chương của nhiều cây bút trẻ người Việt và cho biết các nhà văn này sinh sau chiến tranh nhưng vẫn hướng đến tính cội nguồn dân tộc và có nhiều trăn trở về quê hương, về cuộc chiến vừa qua. Có điều tác phẩm của họ ít được dịch và in ở trong nước. Nhà văn Võ Công Liêm (Canada) thì cho rằng các nhà văn trẻ ở hải ngoại hầu như đều mong muốn được góp phần tôn vinh văn học Việt - văn hóa Việt.
Các ý kiến tại cuộc gặp cho rằng các nhà văn VN ở nước ngoài chính là nhân tố gắn kết với cộng đồng người Việt ở nước ngoài để cùng hướng về Tổ quốc, phát huy truyền thống yêu nước, nhân văn, hướng thiện trong tinh thần đoàn kết dân tộc.
Lãnh đạo Hội Nhà văn VN khẳng định sẽ tiếp tục chủ động tạo cơ chế phối hợp, để gắn kết các nhà văn người Việt ở nước ngoài với hội, công bố các tác phẩm của họ ở trong nước, giúp họ hiểu rõ thành tựu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân, để có nhiều tác phẩm phục vụ con người và văn hóa VN.
Theo lịch trình, từ ngày 22 - 24.10, các nhà văn hải ngoại sẽ đi thăm Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), thăm vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
tin liên quan
Những cuộc trở về của thơ Việt hải ngoại - Kỳ 3: 'Mẹ về biển Đông' - một khát mong day dứtĐọc trường ca Mẹ về biển Đông của Du Tử Lê. "tôi tìm ra nhà quàn dễ dàng hơn mình tưởng”. Câu thơ này lặp đi lặp lại trong suốt bản trường ca dài tới 5 chương.
Bình luận (0)