Lễ hội Katê của đồng Chăm thu hút hàng ngàn du khách

28/09/2019 17:01 GMT+7

Hàng ngàn du khách và người dân địa phường đã đến tham dự lễ hội Katê năm 2019 truyền thống của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn tại tháp Pô Klong Garai, TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận).

Sáng 28.9 (nhằm ngày 1.7 Chăm lịch), tại tháp Pô Klong Garai ở TP.Phan Rang - Tháp Chàm hàng ngàn người dân địa phương và du khách đã đến tham dự lễ hội Katê năm 2019 truyền thống của đồng bào Chăm.

Khai hội Ka Tê của người Chăm dưới chân tháp Pôsahinư ở Phan Thiết

Lễ hội Katê được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ảnh: Thiện Nhân

Đây là lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn được tổ chức mỗi năm một lần, để tưởng nhớ các vị thần linh và dâng lễ vật cúng ông bà tổ tiên với lòng thành kính cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Dâng lễ vật cúng ông bà tổ tiên với lòng thành kính cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Ảnh: Thiện Nhân

Nghi thức mở đầu của lễ hội là lễ rước y trang nữ thần Ponagar (còn gọi thần mẹ xứ sở dạy đồng bào Chăm trồng lúa, dệt vải) từ nhà người con út của nữ thần (xã Phước Hà, H.Thuận Nam) về đền Pô Nư Kành (xã Phước Hữu, H.Ninh Phước) để thờ cúng.

Lễ rước y trang nữ thần Ponagar từ nhà người con út của nữ thần về đền Pô Nư Kành để thờ cúng

Ảnh: Thiện Nhân

Ngày thứ hai lễ hội là rước y trang lên tháp Pô Klong Garai và các vị chức sắc Chăm làm nghi lễ tắm cho thần, dâng lễ vật cúng thần.

Lễ hội là rước y trang lên tháp Pô Klong Garai 

Ảnh: Thiện Nhân

Trong những ngày diễn ra lễ hội, tại các làng, thôn người Chăm sinh sống nhộn nhịp hẳn lên bởi tiếng kèn Saranai, tiếng trống Ginăng cùng với điệu múa quạt của những thiếu nữ Chăm với trang phục truyền thống, làm say đắm du khách khi đến tham dự lễ hội.

Những thiếu nữ Chăm với trang phục truyền thống, làm say đắm du khách 

Ảnh: Thiện Nhân

Ninh Thuận là tỉnh có hơn 72.200 đồng bào Chăm sinh sống, tập trung ở 35 thôn, khu phố thuộc 13 xã, thị trấn ở 6 huyện, thành phố trong tỉnh.
Năm 2017, Lễ hội Katê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
* Cũng trong sáng nay, lễ hội Katê của người Chăm cũng được tổ chức ở Tháp Pôsahinư Phú Hài, TP.Phan Thiết, Bình Thuận. Kể từ năm 2005, lễ hội Katê của người Chăm theo đạo Bà La Môn được phục dựng và tổ chức ngay tại tháp Pôsahinư. Đây là cụm tháp của người Chăm thờ nữ thần Shiva và đã được nhà nước xếp hạng là di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia.
Lễ hội được Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Bình Thuận tổ chức với sự tham dự của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn đến từ thị trấn Ma Lâm (H.Hàm Thuận Bắc), các xã Phan Thanh, Phan Hiệp (H.Bắc Bình) và người Chăm ở các huyện khác như Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam và Tuy Phong.

Múa quạt truyền thống của người Chăm

Ảnh: Quế Hà

Nghi lễ bắt đầu với các cuộc thi về văn hóa ẩm thực diễn ra từ ngày 28.9, các cuộc thi tài làm bánh gừng, dệt vải của các Play (làng) Chăm của huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình. Sau đó là cuộc thi của các chàng trai người Chăm trong các trò chơi dân gian của người Chăm cổ. Đặc biệt, sáng nay lễ hội bước sang phần lễ với nghi thức rước sắc phục của nữ thần Shiva từ chân tháp lên đỉnh tháp.
Theo phong tục của người Chăm ở Bình Thuận, sáng 1.7 Chăm lịch, nghi thức khai lễ Katê sẽ được tổ chức tại nhà công chúa Nguyễn Thị Thềm (thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, Bình Thuận). Sau đó, lễ cúng được tổ chức ở các Play Chăm, rồi mới đến từng nhà được đón tết Katê. Người Chăm có hai đạo giáo là Bà La Môn giáo và Bà Ni giáo. Theo phong tục của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn thì cứ ngày 1.7 Chăm lịch là ngày tổ chức khai lễ Katê và nghi lễ này được kéo dài trong một tuần.

Dâng lễ vật lên Tháp

Ảnh: Quế Hà

Chuẩn bị lễ vật dâng nữ thần

Ảnh: Quế Hà

Các chức sắc hộ tống kiệu lên tháp

Ảnh: Quế Hà

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.