Đến tham dự triển lãm Mùa Xuân đại thắng (diễn ra tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, số 2 Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM) có Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Trung tướng Trần Hoài Trung - Chính ủy Quân khu 7 cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại TP.HCM.
Những bức ảnh lịch sử đã nhuốm màu thời gian
|
Cắt băng khai mạc triển lãm Mùa Xuân đại thắng
|
Người xem đến tham quan triển lãm vô cùng xúc động và ấn tượng
|
Với gần 300 tài liệu, hình ảnh và nhiều hiện vật quý lần đầu tiên được công bố, triển lãm
Mùa Xuân đại thắng chia thành các nội dung chính: Phần 1, chủ đề
Tiến về Sài Gòn, trưng bày những hiện vật tiêu biểu phản ánh sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh; nỗ lực và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 qua các sự kiện: Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế -
Đà Nẵng và kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Phần 2 là
Sức mạnh lòng dân giới thiệu những hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu, phản ánh sức mạnh tinh thần, sức mạnh của quần chúng nhân dân,
nghệ thuật toàn dân đánh giặc diễn ra ở các địa phương từ nông thôn, thành thị, rừng núi và đồng bằng trong địa bàn tác chiến chiến dịch, tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Phần 3 Âm vang Mùa Xuân đại thắng là những hình ảnh, tài liệu, hiện vật về thành tựu xây dựng và phát triển của quân và dân TP.HCM sau 45 năm phát triển và hội nhập, trở thành thành phố năng động sáng tạo có những đóng góp quan trọng xây dựng đường lối đổi mới đất nước; nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Xe gắn máy – Honda quân giải phóng miền Đông Nam Bộ để chuyển công văn mệnh lệnh chiến đấu từ Bộ Chỉ huy Miền đến các đơn vị (từ 1965 – 1975)
|
Đặc biệt, bảo vật quốc gia
Sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí Minh có bìa nhựa màu nâu, gồm 63 trang, được các sĩ quan trực ban tác chiến ghi tại Sở chỉ huy chiến dịch. Toàn bộ các trang nhật ký thật đầy đủ, rõ ràng những chi tiết về một giai đoạn tự hào khi của dân tộc. Đọc những dòng ghi “ta thương vong….” thấy bùi ngùi, xót xa, đau thương vô tận. Đây không đơn thuần chỉ là những trang giấy ghi lại diễn biến của chiến dịch, mà đó là lịch sử, bằng chứng hiện hữu rõ ràng nhất về một giai đoạn hào hùng trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam, là máu xương của hàng triệu đồng bào đã ngã xuống để có chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Tài liệu vô cùng quý giá góp phần
giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước.
Bảo vật quốc gia Sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí Minh có bìa nhựa màu nâu, gồm 63 trang, được các sĩ quan trực ban tác chiến ghi lại tại Sở chỉ huy chiến dịch
|
“Chiến tranh lùi xa đã lâu nhưng những mất mát, thương đau vẫn còn mãi hằn sâu trong trái tim mỗi con người. Bao người lính nằm xuống và cả ai may mắn trở về từ chiến trường để hôm nay, những kỷ vật thiêng liêng có dịp ở đây lên tiếng, kể tiếp những câu chuyện cảm động về tình đồng chí, đồng đội, là hồn thiêng sông núi cho Mùa Xuân đại thắng của dân tộc…”, giọng cô thuyết minh viên Trần Thị Duân của Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh khiến người xem cứ rưng rưng theo từng kỷ vật đã trải màu thời gian.
Triển lãm Mùa Xuân đại thắng mở cửa từ nay đến tháng 8.2020.
Bình luận (0)