Đồng thời cho độc giả biết thêm nhiều điều cụ thể về hoạt động của binh đoàn khi ấy, cũng như về các chiến sĩ Việt - Lào, những người cầm súng và cả những người cầm kèn trong “Đoàn Võ trang tuyên truyền biên khu Lào - Việt” (tiền thân của đoàn binh Tây Tiến) cùng tham gia vào sứ mạng giải phóng đất nước mình và nước bạn khỏi ách thực dân xâm lược…
Qua hồi ký này, người đọc còn có thể thấy một chân dung Quang Dũng đa tài, hiểu thêm về con người thi sĩ hào hoa “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, với những trang viết miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, núi rừng tuyệt đẹp trên đất nước ta và cả nước bạn Lào.
Nhà thơ Quang Dũng làm bài thơ Tây Tiến vào mùa xuân năm 1948. Tuy nhiên, cảm xúc về “những ngày Tây Tiến” còn theo ông mãi, như một nỗi nhớ, một ám ảnh khôn nguôi… Năm 1952, nhà thơ đã hoàn thành tập hồi ký trên. Tập bản thảo được gia đình nhà thơ lưu giữ, nhưng vì nhiều lý do nên chưa thực hiện, cho đến hôm nay. Đây cũng là lần đầu tiên hồi ký được công bố tới công chúng.
Bình luận (0)