Vật giá leo thang, sinh viên cần bao nhiêu tiền/tháng mới sống nổi?

30/05/2022 18:59 GMT+7

Dù được cha mẹ chu cấp hay đang đi làm thêm, nhiều sinh viên vẫn phải thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh vật giá leo thang hiện nay.

Sinh viên chi tiêu gì trong một tháng?

La Bửu Huy, sinh viên Trường Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết, hiện cha mẹ ở quê gửi tiền chi tiêu cho anh 3 triệu đồng/tháng, tăng lên 1 triệu so với khoản 2 triệu đồng của những tháng trước đây vì vật giá tăng cao.

"Tôi chia nhỏ số tiền ba mẹ chu cấp để chi tiêu mỗi ngày. Tôi phải ghi chú chi tiết những khoản chi. Đối với sinh viên, tiền ăn ở, đi lại là quan trọng nhất”, Huy nói.

Sinh viên ngày càng phải thắt chặt chi tiêu hằng tháng

Nhật thịnh

Hiện Huy không phải lo lắng về tiền thuê phòng trọ vì gia đình đã đóng hết số tiền thuê phòng tại ký túc xá. Do đó, nam sinh viên chỉ chi khoảng 2 triệu/tháng cho việc ăn uống, xăng xe và 1 triệu còn lại để tiết kiệm hoặc dự phòng trong trường hợp khẩn cấp. Khi giá xăng tăng cao, Huy cho biết tiền xăng cũng đã chiếm gần 30% trong số tiền 2 triệu này. Anh không dám vui chơi, la cà quán xá để tiết kiệm tối đa.

Tương tự, Võ Mỹ Khải Hoàn, sinh viên Trường Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng chi tiêu gói gọn trong khoản 3 triệu đồng tiền chu cấp từ gia đình hằng tháng. Khải Hoàn chia sẻ: “Tôi chi tiêu chủ yếu cho việc ăn uống và không dám đi chơi hay di chuyển nhiều. Do đó, đối với tôi, 3 triệu đồng/tháng là vừa đủ”.

Khang làm phục vụ, tự kiếm tiền chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày

NVCC

Khá hơn một chút là trường hợp của Nguyễn Ngọc Thùy Anh, sinh viên Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM. Mỗi tháng, Thùy chi tiêu từ 5 - 6 triệu đồng nhờ vào làm 2 việc cùng lúc để thu nhập tăng thêm.

Thùy Anh kể: “Hiện nay tôi không xin tiền ba mẹ mà tự làm thêm. Mỗi tháng, tôi dành ra 1 triệu đồng gửi mẹ, 2,5 triệu tiền sinh hoạt cá nhân, 500.000 đồng tiền xăng, 1 triệu tiền phát sinh bất ngờ. Ngoài ra, tôi còn có vài khoản chi tiêu khác như sức khỏe, kiểm tra răng miệng… khoảng từ 2 - 3 triệu đồng”.

Cần bao nhiêu tiền/ tháng mới tạm ổn?

Trong trường hợp khác, dù có nhà ở TP.HCM nhưng Võ Hy Thạch Khang, sinh viên Trường ĐH Văn Lang, vẫn đang tự đi làm để trang trải cuộc sống. Nam sinh viên làm nhiều việc từ phục vụ, giao hàng cho đến bốc vác để kiếm tiền. Trung bình, mỗi tháng Khang kiếm được khoảng 4 - 5 triệu đồng để chi tiêu.

Dù có thu nhập nhưng Khang cho biết "cứ gần cuối tháng là tôi hết tiền chi tiêu” vì chi phí đi lại gia tăng, cụ thể là giá xăng. Hiện anh phải chi khoảng 1,8 triệu đồng/tháng đổ xăng để di chuyển từ nhà đến trường và đi làm. "Tiền ăn là 100.000 đồng/ngày, những thứ lặt vặt như sách vở, đồ dùng học tập, phí gửi xe 5.000 đồng/ngày cũng đã ngốn hết chi phí hàng tháng của tôi", Khang chia sẻ.

“Hiện tại, sinh viên lo lắng rất nhiều về vấn đề chi tiêu hằng tháng. Đang học hôm nay nhưng chúng tôi phải suy nghĩ làm cách nào để ngày mai có tiền ăn nên đôi khi cũng mất tập trung trong việc học. Theo tôi, một sinh viên cần khoảng 5 triệu/tháng mới đủ sống tại TP.HCM”, Khang nói.

Đồng quan điểm trên, Thùy Anh cho rằng sinh viên cần từ 5 - 6 triệu/tháng mới đủ sống tại TP.HCM giữa lúc vật giá leo thang. Theo Thùy Anh, sinh viên phải chi khoảng 1,5 triệu/tháng cho tiền phòng trọ ở ghép 2 - 3 người và khoảng 500.000 đồng tiền xăng mỗi 2 tuần khi giá xăng tăng cao. "Đó là chưa kể tiền ăn khoảng 2 triệu, chi tiêu lặt vặt phát sinh phòng trường hợp sức khỏe không tốt hoặc trường hợp bất ngờ khoảng 2 triệu", nữ sinh viên nói.

Với sinh viên ở ký túc xá thì việc chi tiêu hàng tháng sẽ nhẹ gánh hơn thuê phòng trọ

Dạ Thảo

“Đối với sinh viên năm cuối, chi phí tăng cao gây ảnh hưởng đến việc đi thực tập ở các công ty. Ngoài ra, khi giá xăng tăng, thức ăn ở Làng đại học cũng tăng theo. Do đó, tôi nghĩ rằng sinh viên cần khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng mới gọi là tạm ổn và đủ sống tại TP.HCM”, Bửu Huy tâm sự.

Theo Phạm Đức Trung, sinh viên năm 4 Trường ĐH Sài Gòn, vật giá leo thang, áp lực tài chính đang đè nặng lên vai các bậc phụ huynh lẫn sinh viên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.