Về quê hay là chết!

26/01/2015 05:00 GMT+7

Đấy là khẩu hiệu của bọn tôi, lúc trẻ và đẹp (còn hôm nay thì đẹp và già!). Hồi trẻ là sinh viên, học cách nhà gần trăm cây số. Một khoảng cách mênh mông vô tận khi ta chả có gì ngoài hai chân đi dép chứ chẳng có giày. (Chính vì lẽ này nên tôi luôn đi dép cho tới tận hôm nay).

Đấy là khẩu hiệu của bọn tôi, lúc trẻ và đẹp (còn hôm nay thì đẹp và già!). Hồi trẻ là sinh viên, học cách nhà gần trăm cây số. Một khoảng cách mênh mông vô tận khi ta chả có gì ngoài hai chân đi dép chứ chẳng có giày. (Chính vì lẽ này nên tôi luôn đi dép cho tới tận hôm nay).

Được về thăm nhà, nhất là trong dịp Tết, là niềm mơ ước cháy bỏng của cả gái lẫn trai. Cách mùa xuân vài tháng, đứa nào cũng mơ thấy mình bước vô quê, ôm chầm lấy cha mẹ, ôm chầm lấy ông bà, ôm chầm lấy con chó, con mèo rồi sau đó ôm chầm lấy mâm cơm.
Cơm sinh viên thì thế kỷ nào chả khổ, do đó bữa cơm Tết ở nhà vĩ đại vô cùng. Sinh viên có yêu quý nhau đến độ nào, thậm chí có sẳn sàng chết vì nhau cũng chả bao giờ ngồi ăn chung gắp cho nhau miếng thịt gà. Đơn giản vì lấy đâu ra thịt mà gắp? Hoàn toàn khác hẳn mâm cơm Tết cùng mẹ cùng cha.
Đạo diễn Lê HoàngĐạo diễn Lê Hoàng
Hỏi như vậy cũng đâu phải vì ăn. Mùa Xuân là mùa chim hót, ong bay, chồi biếc mọc lên, hoa vàng đua nở chứ đâu phải là mùa giò chả treo lủng lẳng trên cành, nem chua bay dập dờn trước ngõ. Ta về nhà ngày Tết để thăm cô bạn hàng xóm, choáng váng khi thấy cô còn đẹp hơn xưa, để đi trên đường làng, ngơ ngác thấy gạch già thêm đỏ rực và để nhìn hàng cau trước ngõ, sửng sốt khi thấy cau cứ vút thêm cao, và cuối cùng để nghiêng đầu soi xuống giếng khơi, hớn hở thấy mình to hơn con cá bống. Về quê là như thế, có nhiều cảm xúc kỳ lạ vô song, những kẻ không quê làm sao hiểu được.
Để có mặt đúng hôm 30 Tết hoặc may mắn sớm hơn, những thanh niên nam nữ chả từ một thủ đoạn nào, chả tiếc tấm thân bé nhỏ, mong manh.
Phương tiện duy nhất hồi đó là tàu hoả. Tàu chạy bằng than, phun khói phù phù nhưng ai cũng thấy lộng lẫy vì đó là “tàu về quê hương”.
Đưa có tiền và may mắn mua được vé thì ngồi trên ghế hoặc ngồi trên ai đó đang ngồi trên ghế, bất kể gái trai. Kẻ có tiền không mua được vé (số này đông) bám lủng lẳng xung quanh cửa sổ tàu. Kẻ không tiền và không vé (số này đông nhất), thì bám trên nóc rồi sau đó bám vào nhau. Kẻ không có bất cứ thứ gì, ngoài còn khao khát thì bám bất cứ thứ gì chìa ra, dù nhỏ bằng que củi.
Con trai là thế, con gái còn anh dũng hơn. Các cô vắt vẻo ở đầu toa, phấp phới ở bậc lên xuống hoặc đu thành chùm như chùm khế ngọt ở cửa ra vào. Mỗi khi còi tàu thét lên, các cô gái còn thét to lanh lảnh hơn còi.
Rất nhiều chàng nhát gan, nhát thân hoặc nhát tứ chi bị các cô dẫm bẹp. Đã vậy, con trai trở về phần lớn chỉ mang thân xác, còn con gái đều mang quà, đủ thứ quà mong manh, dễ vỡ phủ kín toàn thân, thế mới diệu kỳ.
Tất cả không ai thấy mệt. Chả ai thấy sợ hay lo. “Con tàu Việt Nam đi giữa bốn mùa xuân” lúc ấy dù có qua đèo Hải Vân hay không thì các toa cũng ngập tiếng reo hò vì mỗi phút lại mang hành khách về gần hơn tới nhà cha mẹ. Tuyệt nhiên chả có khách nào nghĩ tới nơi gì khác. Lúc ấy mà bỗng dưng thông báo, tàu không về làng nữa mà đi tới Paris, chắc chúng tôi nổi loạn.
Do vậy hôm nay, khi vô tình xem mẫu quảng cáo tết của dầu ăn Neptune nói về “Quà nào bằng gia đình sum họp, Tết nào vui bằng Tết đoàn viên”, tôi rất lấy làm thú vị câu nói hồn nhiên nhưng có thể làm “xanh mặt” bất kỳ người lớn nào dù là tỉnh nhất “Mình còn được mừng tuổi ông bà bao nhiêu lần nữa vậy ba ?”. Bởi thế mới thấy, thời gian thì như tên bay mà cuộc đời thì hữu hạn, đâu biết còn bao nhiêu mùa xuân có được cái hạnh phúc hân hoan mừng tuổi cha mẹ mình. Do vậy, chần chừ làm chi cơ chứ! Nhanh chân lên, không đi máy bay, không đi ô tô hoặc đi xe máy thì cưỡi ngựa, cưỡi dê. Có chết ở trên đường, cũng là chết trong mùa xuân vĩnh cửu.
Mẫu quảng cáo Tết lay động lòng người của Neptune
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.