Cấm vĩnh viễn trên 4 tuyến đường
|
Khi nhân viên tại trạm thu phí giải thích về các sự cố khiến việc lưu thông chậm trên tuyến, người điều khiển phương tiện 51A-558.50, 51G-772.56 và những người đi cùng đã không tuân thủ hiệu lệnh của nhân viên điều khiển giao thông, có hành động phá hoại tài sản, có hành vi đe dọa đánh đuổi nhân viên điều khiển giao thông, gây ùn tắc tại trạm, làm mất trật tự an ninh tại khu vực.
Đại diện VEC E khẳng định việc ùn ứ từ Km 18 đến cầu Long Thành tại Km 12 hướng Long Thành về TP.HCM trong ngày 10.2 hoàn toàn từ các sự cố khách quan trên, không phải do việc chậm trễ trong hoạt động thu phí tại trạm, nên các yêu cầu liên quan đến việc xả trạm là không hợp lý và không đúng quy định hiện hành.
Đồng thời, VEC E thay mặt Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN - VEC, chủ đầu tư đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 phương tiện biển kiểm soát 51A-558.50 và 51G-772.56 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác do các hành vi nêu trên, theo Quyết định số 13 của VEC ban hành ngày 10.1.2019.
VEC hiện đang quản lý, khai thác 4 tuyến cao tốc với tổng chiều dài 415 km. Cụ thể, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình dài 50 km, cao tốc Nội Bài - Lào Cai 245 km, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (đoạn tuyến JICA) 65 km và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km. Như vậy, 2 phương tiện trên sẽ bị cấm lưu thông vĩnh viễn trên 4 tuyến cao tốc này.
Viện cớ để trốn xả trạm ?
tin liên quan
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây: Bị cướp mới... lộ tiền thu phíLuật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, nhận định việc VEC tuyên bố từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện trên các hệ thống đường cao tốc do VEC quản lý là gây ảnh hưởng đến quyền con người và quyền công dân của chủ các phương tiện. Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành không có bất cứ quy định nào cho phép chủ đầu tư đường cao tốc được quyền từ chối phục vụ đối với phương tiện giao thông vi phạm. Phương tiện giao thông đường bộ là ô tô không bị cấm lưu hành trừ khi phương tiện này không đạt kết quả kiểm định. Trong trường hợp chủ của các phương tiện có hành vi gây rối trật tự giao thông, chủ thể vi phạm và chịu trách nhiệm trước pháp luật phải là những người điều khiển phương tiện giao thông chứ không phải bản thân phương tiện.
Đồng tình, luật sư Trương Thanh Đức, Công ty luật Basico, phân tích: Luật Giao thông đường bộ không cấm mà nếu cấm phương tiện lưu thông vĩnh viễn cũng không hợp lý, thậm chí là trái với Hiến pháp vì đường bộ là loại hình di chuyển tối thiểu của người dân. Sử dụng đường bộ là quyền chính đáng. Đặc biệt, Thông tư và Nghị định càng không được phép cấm đoán việc sử dụng đường bộ.
Luật sư Trương Thanh Đức đánh giá: VEC ra quyết định trái pháp luật là đang viện cớ đổ lỗi do phương tiện gây rối để không xả trạm thu phí, gây ùn tắc nghiêm trọng trên toàn tuyến đường, không tuân thủ quy định pháp luật. “Ngày cao điểm đầu năm lượng phương tiện tăng đột biến, chủ đầu tư phải chủ động xả trạm khi thấy ùn tắc kéo dài hơn 700 m theo đúng quy định của Bộ GTVT. Đã không tuân thủ, còn viện cớ phương tiện gây rối rồi tự ra quyết định theo cảm tính, không hiểu quyền và nghĩa vụ của mình đến đâu. Cái phải thực hiện thì không thực hiện, cái không được thì lại làm, gây bức xúc cho dư luận”, ông Đức nói thẳng.
Bình luận (0)