Theo Reuters, đây là thông tin có được từ lãnh đạo của một trong các ngân hàng nhỏ và nhiều quan chức chính phủ Venezuela. Cụ thể, chính phủ quốc gia Nam Mỹ đang nhờ cậy dịch vụ còn được gọi là ngân hàng đại lý, của nhiều nhà băng nhỏ ít tên tuổi. Hiện các ngân hàng quốc tế đang ngày càng lo ngại rủi ro khi làm ăn với Venezuela trong bối cảnh nước này điều tra tham nhũng và buôn lậu ma túy.
Thông tin trên cũng trùng với nhiều lời phàn nàn của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, rằng nước này chật vật để tiếp cận với các dịch vụ tài chính giữa cảnh khủng hoảng kinh tế trầm trọng khiến lạm phát tăng đến mức ba chữ số và chuyện thiếu hàng hóa diễn ra thường xuyên.
Giới chức Venezuela cho rằng các cáo buộc ma túy là chiến dịch do một số người chống Venezuela ở Mỹ phát động, nhấn mạnh vấn đề của nước này xuất phát từ “chiến tranh kinh tế”.
Theo báo cáo năm 2016 của Citigroup, việc thiếu dịch vụ ngân hàng không làm ảnh hưởng đến việc hãng dầu lớn PDVSA thanh toán cho các chủ sở hữu trái phiếu vì hãng này còn sử dụng dịch vụ của Citigroup theo ràng buộc hợp đồng.
Mối quan hệ của đất nước Nam Mỹ với nhiều nhà băng toàn cầu hiện cũng phức tạp vì hệ thống kiểm soát tiền tệ 14 năm tuổi đòi hỏi các doanh nghiệp phải mua đô la Mỹ thông qua chính phủ chứ không phải các nhà băng tư nhân.
Ngân hàng đại lý cung cấp dịch vụ thiết yếu giúp các nước nhập khẩu hàng hóa, duy trì liên kết với hệ thống tài chính quốc tế. Italbank, ngân hàng Puerto Rico thuộc sở hữu của doanh nhân Venezuela Carlos Dorado cũng cung cấp dịch vụ cho chính phủ nước này từ năm 2016.
Theo ông Dorado, Italbank cung ứng dịch vụ đại lý cho nhà băng nhà nước lớn nhất Venezuela Banco de Venezuela và xử lý một phần các giao dịch kinh doanh nước ngoài của chính phủ. Khoảng 10-15% khoản tiền được chuyển bằng USD từ Banco de Venezuela đi qua Italbank. Ngoài Italbank, hãng Eastern National cũng đang cung cấp dịch vụ tương tự cho Venezuela.
Năm ngoái, Citigroup cho hay họ ngừng các dịch vụ ngân hàng đại lý sau khi bị “đánh giá quản lý rủi ro định kỳ” tại thị trường Venezuela. Về phía Italbank, nhà băng này mở cửa năm 2008, tập trung vào thị trường Mỹ La tinh và hoạt động dưới giấy phép ngân hàng nước ngoài tại Puerto Rico - một vùng lãnh thổ của Mỹ. Điều này cho phép Italbank tiếp cận nhiều dịch vụ thanh toán của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), chuyển tiền thanh toán từ Venezuela ra nước ngoài.
Nhiều nhà băng Phố Wall lo ngại rằng việc cung cấp dịch vụ cho Venezuela sẽ khiến họ vướng vào liên kết tài chính gián tiếp với nhiều nước là đồng minh thương mại, chính trị của Venezuela nhưng lại đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt quốc tế, chẳng hạn như Cuba và Iran.
tin liên quan
10,5 tỉ USD cuối cùng của VenezuelaQuốc gia Nam Mỹ đang cạn kiệt tiền mặt. Họ chỉ còn 10,5 tỉ USD trong dự trữ ngoại hối theo số liệu mới nhất của Ngân hàng trung ương Venezuela.
Bình luận (0)