Theo đó, mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức...
Ngoài ra, có các hình thức xử phạt bổ sung khác như: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn, tước quyền sử dụng giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy có thời hạn, tước quyền sử dụng giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm có thời hạn...; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Dự thảo cũng quy định phạt khắc phục hậu quả, buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y trước khi sản xuất, chế biến thực phẩm; buộc chuyển đ́ổi mục đích sử dụng hàng hóa vi phạm; buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm...
tin liên quan
Tăng cường phương tiện kiểm tra nhanh thực phẩm ở chợVăn phòng Chính phủ ngày 24.7 thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành T.Ư về vệ sinh an toàn thực phẩm, tại cuộc họp mới đây của Ban chỉ đạo.
Bình luận (0)