Chiều ngày 31.7, Sở GTVT Bình Thuận đã có báo cáo sơ bộ thống kê các thiệt hại sau trận mưa lũ, sạt lở đất trên tuyến QL55 đi qua xã Đa Mi, H.Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận).
43 vị trí sạt lở với khối lượng lên đến 9.300 m3 bùn đất
Theo thống kê từ Sở GTVT Bình Thuận, do mưa lớn, kéo dài suốt từ ngày 30.7, sang ngày 31.7, nên xảy ra tình trạng sạt lở mái ta luy dương, lở đất, đá, đổ ngã cây cối, lấp hết lề đường và tràn ra mặt đường ở nhiều điểm trên QL55 đi qua xã Đa Mi (H.Hàm Thuận Bắc), gây ách tắc giao thông cục bộ nhiều giờ liền. Sự cố thiên tai này đã ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn kết cấu công trình đường bộ trên tuyến QL55.
Cụ thể, tại vị trí từ Km 177 đến Km 204+500 có tới 43 vị trí sạt lở với khối lượng bùn đất lên đến 9.300 m3, trong đó có tới 7 vị trí sạt lở nghiêm trọng gây tắc đường, nhiều đoạn còn có cây cối đổ ngã xuống đường. Tại Km 201 mái ta luy âm và đường bị xói "hàm ếch" vào đường bê tông nhựa sâu tới 2,5 m, dài hàng chục mét.
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây kẹt kinh hoàng vì ngập, nước cuốn cả xe tải
Vì sao phải ban hành "lệnh xây dựng công trình khẩn cấp" ?
Ngay sau sự cố, Sở GTVT Bình Thuận đã phối hợp cùng các lực lượng tại chỗ cắt dọn cây đổ ngã, dùng máy ủi, máy múc cào đất đá, bùn lầy sạt lở xuống đường để xe cộ lưu thông. Để có cơ sở thực hiện công trình khắc phục hậu quả do thiên tai, sạt lở đất, Sở GTVT kiến nghị Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ GTVT công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai.
Đồng thời kiến nghị Cục Đường bộ Việt Nam ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp và cho chủ trương để Sở GTVT Bình Thuận tổ chức thực hiện công trình khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm an toàn giao thông bước 1 trên tuyến QL55, đi qua địa bàn Bình Thuận theo quy định.
Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, vì sao phải ban hành "lệnh xây dựng công trình khẩn cấp" và "công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai", ông Nguyễn Quốc Nam, Giám đốc Sở GTVT Bình Thuận cho biết, đây chỉ là thủ tục hành chính thông thường theo quy định tại Thông tư số 43/2021, sửa đổi Thông tư 03/2019 của Bộ GTVT về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.
Theo đó, tại khoản 2a, bổ sung vào khoản 2 Điều 3a của Thông tư 43 nêu: "Tình huống khẩn cấp về thiên tai trong lĩnh vực đường bộ là các tình huống thiên tai đã hoặc đang xảy ra gây ảnh hưởng, hoặc có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cần tổ chức triển khai ngay các biện pháp ứng phó khẩn cấp để kịp thời ngăn chặn hậu quả và khắc phục nhanh hậu quả, được công bố bằng quyết định của người có thẩm quyền".
Tại khoản 5, bổ sung Điều 9a vào Điều 9, nêu: "Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định công bố và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc".
Xem nhanh 20h ngày 1.8: Đèo Bảo Lộc đã thông xe
Bình luận (0)