Vì sao 'con nhà người ta' luôn giỏi hơn con mình?

05/02/2016 06:36 GMT+7

Từ bao giờ, chuyện “con nhà người ta” đã trở thành nỗi khiếp sợ của những đứa trẻ nhà bạn? Còn bạn, đã bao giờ bạn đặt lại một câu hỏi: 'Vì sao con nhà mình lúc nào cũng thua con nhà người ta' chưa?

Từ bao giờ, chuyện “con nhà người ta” đã trở thành nỗi khiếp sợ của những đứa trẻ nhà bạn? Còn bạn, đã bao giờ bạn đặt lại một câu hỏi: 'Vì sao con nhà mình lúc nào cũng thua con nhà người ta' chưa?

Cô Đặng Châu Anh cùng các học sinh Vinschool trong đêm giao lưu Âm nhạc không biên giới tại Nhà hát Lớn Hà Nội -­Ảnh: Vinschool cung cấp­­Cô Đặng Châu Anh cùng các học sinh Vinschool trong đêm giao lưu Âm nhạc không biên giới tại Nhà hát Lớn Hà Nội -­Ảnh: Vinschool cung cấp­­
“Con nhà người ta” luôn luôn nhất
“Con học không giỏi nhưng lúc nào cũng cố gắng chăm chỉ để theo kịp các bạn. Hôm trước, thi thử con được 50 điểm về khoe mẹ nhưng mẹ lại buông một câu: “50 điểm đã là gì. Cái Trúc thi được 55 điểm kia kìa”. Học hành mệt mỏi nên con đọc truyện và vẽ tranh để giải trí thì mẹ lại bảo: “Không lo học chỉ lo chơi. Mới vất vả tí đã kêu ca. Ngày xưa, mẹ vừa trông em vừa nấu cơm mà vẫn học tốt”. Con lúc nào cũng bị mẹ đem ra so sánh, chê bai nên cảm thấy rất mệt…”.
Các phiên bản như trong tâm sự của học sinh lớp 9 ở trên thường xuất hiện trong bữa cơm gia đình.
“Mỗi đứa trẻ đều có một tiềm năng. Nhiệm vụ của cha mẹ và nhà trường là tìm kiếm và nuôi dưỡng tiềm năng ấy phát triển. Không phải để trở thành một thiên tài mà là để tạo đà cho con bạn một nền tảng tốt, một thái độ tự tin học tập, tự tin phát huy thế mạnh của mình”, cô Đinh Thị Tú, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vinschool, chia sẻ.
Đừng để con tự ti vì sự kỳ vọng sai chỗ
Ngày nay, quan điểm giáo dục toàn diện theo hướng phát triển các mảng năng lực cá nhân đang trở thành xu hướng chung của thế giới. Một đứa trẻ viết văn hay không có nghĩa kém thông minh hơn đứa giỏi toán. Bố mẹ thay vì đo lường và xếp hạng con mình trên những bảng so sánh với “con nhà người ta”, hãy đặt con mình trong bảng xếp hạng với chính bản thân con. Nhưng quá trình tìm tòi, khai phá và “điểm trúng” khả năng thế mạnh con mình lại là một hành trình khó, cần sự phối hợp và đồng thuận của nhà trường và gia đình.
“Trước đây tôi là một đứa trẻ rất nhút nhát, tự ti và không thích học. Nhưng nhờ có người thầy đã khai mở tình yêu âm nhạc trong tôi để từ đó giúp tôi tự tin hơn, biết cách thể hiện bản thân hơn”. Đó là câu chuyện thực của nghệ sĩ Đặng Châu Anh, một MC, một nhạc trưởng tài năng. Tâm đắc với quan điểm giáo dục toàn diện, cô Châu Anh và nhiều nhà giáo tinh hoa khác đã hội tụ tại Hệ thống giáo dục Vinschool để cùng nhau tạo nên một môi trường giáo dục hiện đại với triết lý trân trọng mọi tiềm năng của mỗi học sinh.
“Ở Vinschool, học sinh được đánh giá trong cả quá trình học tập và đa chiều trên nhiều góc độ từ học tập, sinh hoạt ngoại khóa, nền nếp kỷ luật... Chương trình giáo dục toàn diện của Vinschool khuyến khích học sinh trước hết tự tìm ra khả năng của bản thân, để rồi tự tin học tập, bồi dưỡng và trưởng thành với khả năng riêng có”, PGS-TS Nguyễn Chí Thành, Hiệu trưởng Trường trung học Vinschool chia sẻ.
Con nhà người ta giỏi không hẳn do tài năng hơn, chăm chỉ hơn con bạn mà đôi khi vì bố mẹ biết cách định hướng, động viên và lựa chọn đúng môi trường để khuyến khích con cái phát triển. Hệ thống giáo dục Vinschool (từ bậc mầm non đến trung học phổ thông) được đầu tư bởi Tập đoàn Vingroup đã và đang phát triển với quy mô và chất lượng không ngừng nâng cao. Chất lượng giáo dục của Vinschool được khẳng định và chinh phục các bậc phụ huynh bởi chương trình giáo dục toàn diện 5 trong 1 bao gồm: văn hóa, tiếng Anh, giá trị sống - kỹ năng sống, nghệ thuật và thể thao. Hệ thống giáo dục Vinschool đã được Bộ GD-ĐT trao bằng khen về “Thành tích xuất sắc trong việc thực hiện mô hình đổi mới giáo dục toàn diện”. Các hoạt động dạy và học tại Vinschool đều hướng tới giúp học sinh tăng tính sáng tạo, chủ động khai phá tri thức để tự tin phát huy tiềm năng của mình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.