Vì sao hàng vạn người gốc Armenia tìm đường rời Nagorno-Karabakh?

Vì sao hàng vạn người gốc Armenia tìm đường rời Nagorno-Karabakh?

28/09/2023 14:31 GMT+7

Hàng nghìn người dân tộc Armenia đã trốn chạy khỏi khu vực ly khai Nagorno-Karabakh hôm 25.9.

Nhiều người đang xếp hàng trên đường đến Armenia sau khi nhà nước ly khai hàng chục năm tuổi của họ bị Azerbaijan đánh bại trong một chiến dịch quân sự chớp nhoáng.

Tại sao người dân tộc Armenia rời Nagorno-Karabakh?

Ban lãnh đạo khu vực ly khai cho biết 120.000 người dân tộc Armenia sẽ rời Nagorno-Karabakh vì họ không muốn sống trong khuôn khổ nhà nước Azerbaijan.

Baku cho biết những người ở lại sẽ được đảm bảo quyền lợi và tham gia hội nhập.

Tuy nhiên, người Armenia nói họ sợ bị đàn áp và thanh lọc sắc tộc. Azerbaijan bác bỏ cáo buộc này.

Trong Chiến tranh Karabakh lần thứ nhất từ năm 1988-1994, khoảng 30.000 người đã thiệt mạng và hơn 1 triệu người phải di dời.

Tại sao 120.000 người dân tộc Armenia rời Nagorno-Karabakh? - Ảnh 1.

Người tị nạn từ vùng Nagorno-Karabakh đến làng biên giới Kornidzor, Armenia hôm 26.9

REUTERS

Họ sẽ đi đâu?

Nếu toàn bộ 120.000 người dân tộc Armenia đi theo hành lang Lachin tới Armenia, nước này có thể phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hôm 22.9 cho biết đã phân bổ chỗ ở cho ít nhất 40.000 người.

Khi mùa đông đang đến gần, vẫn chưa rõ nơi nào có thể tiếp nhận 120.000 người ở Armenia, nơi có dân số chỉ 2,8 triệu người.

Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc tế cho biết họ đã bắt đầu mở đăng ký cho những người nhận đi kèm trẻ em không có người lớn đi cùng, hoặc những người mất liên lạc với người thân.

Azerbaijan nói gì?

Đối với Azerbaijan, việc người Armenia rời khỏi Karabakh là một thắng lợi lớn. Điều này mang lại dấu chấm hết cho nhiều năm xung đột và tranh chấp trong khu vực. Tổng thống Ilham Aliyev cho biết chính sách cứng rắn của ông đã tiễn đưa ý tưởng về một nhà nước Karabakh độc lập của người Armenia vào quá khứ.


Tổng thống Ilham Aliyev cho biết chính sách cừng rắn của ông đã tiễn đưa ý tưởng về một nhà nước Karabakh độc lập của người Armenia vào quá khứ.

Ông tuyên bố rằng khu vực này sẽ trở thành một thiên đường thuộc chủ quyền Azerbaijan.


Điều này có ý nghĩa gì với khu vực?

Cuộc di cư hàng loạt có thể làm thay đổi cán cân quyền lực mong manh ở khu vực Nam Caucasus. Đây là một khu vực có nhiều dân tộc sinh sống đan xen nhau, cùng nhiều đường ống dẫn dầu và khí đốt. 


Nga, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều đang tranh giành ảnh hưởng tại đây. Nga có căn cứ quân sự ở Armenia và tự coi mình là lực lượng đảm bảo an ninh hàng đầu trong khu vực. 


Tuy nhiên, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết cuộc khủng hoảng cho thấy đất nước của ông không thể dựa vào Nga để bảo vệ lợi ích của mình. Ông nói các thế lực không xác định đang tìm cách đảo chính chống lại ông. Ông cáo buộc truyền thông Nga đang tiến hành một cuộc chiến thông tin chống lại ông. 


Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 25.9 cho biết Nga coi Armenia là đồng minh của mình, nhưng bác bỏ nỗ lực của Yerevan nhằm quy trách nhiệm cho Moscow về cuộc khủng hoảng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.