Vì sao miền Bắc lại rét nhất từ đầu mùa, sương mù dày đặc?

18/02/2022 09:07 GMT+7

Từ ngày 18.2, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ di chuyển vào Việt Nam gây ra đợt rét nhất từ đầu mùa đến nay. Tại khu vực phía bắc, sương mù nghiêm trọng khiến nhiều chuyến bay không thể cất và hạ cánh từ tối ngày 17 đến sáng 18.2.

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia về biến đổi khí hậu, TS Nguyễn Ngọc Huy cho biết, bắt đầu từ ngày 19.2, nhiệt độ ở cả Đông Bắc và Tây Bắc sẽ xuống tới mức 5⁰C. Ở các đỉnh núi cao nhiệt độ có thể xuống mức 1⁰C - 2⁰C. Đây là đợt rét kèm mưa và ẩm nên cảm giác sẽ rét buốt, cóng tay chân.

Lạnh sâu và kéo dài nhất trong vòng 10 năm

* Nửa cuối tháng 2 lại xảy ra đợt lạnh nhất từ đầu năm, liệu thời tiết có gì bất thường thưa ông?

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng vì thời tiết xấu

B.B

- Thông thường mùa đông của Việt Nam kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Từ tháng 3 mới bắt đầu mùa xuân nhưng năm nay mùa xuân đến muộn. Đến tháng 4 mới có hình thái thời tiết mùa xuân, và diễn ra ngắn. Tuy nhiên nếu so sánh những các đợt lạnh trung bình nhiều năm thì năm nay có đợt lạnh sâu hơn và kéo dài nhất trong vòng 10 năm gần đây. Đến hết tháng 3, vẫn còn những đợt lạnh khác nhưng mức độ không bằng đợt lạnh sắp tới 19 - 23.2. Đây được dự báo là đợt lạnh nhất trong năm nay.

Ảnh

Mùa lạnh năm nay kéo dài hơn và nhiệt độ trung bình chung là thấp hơn trung bình chung của nhiều năm. Đây là 2 điểm khác biệt chính của mùa lạnh năm này. Nếu so sánh trung bình chung về nhiệt độ thì đợt lạnh của tháng 2 này lạnh hơn so với trung bình chung của những năm trước 1 - 2 độ C. Đến tháng 3, thậm chí cả tháng 4 vẫn còn lạnh và nếu xét đến thời điểm đó thì độ lạnh trung bình chung thấp hơn từ 1 - 5 độ C so với độ lạnh trung bình chung của nhiều năm, trong cùng thời kỳ.

Mặt khác, so sánh trung bình chung về nhiệt độ thì đợt lạnh của tháng 2 này lạnh hơn so với những năm trước 1 - 2 độ C. Đến tháng 3, thậm chí cả tháng 4 vẫn còn lạnh và nếu xét đến thời điểm đó thì độ lạnh trung bình chung thấp hơn từ 1 - 5 độ C trong cùng thời kỳ.

Mùa lạnh năm nay kéo dài hơn và nhiệt độ trung bình chung là thấp hơn trung bình chung của nhiều năm. Đây là 2 điểm khác biệt chính của mùa lạnh năm này.

Việt Nam sắp đón đợt lạnh được dự báo "lạnh sâu nhất" trong năm nay

T.L

* Vậy còn sương mù nghiêm trọng gây ách tắc giao thông đường hàng không có liên quan thế nào với đợt này?

- Nguyên nhân giai đoạn này, hiện tượng La Nina vừa mới qua đỉnh hồi tháng 1; đến tháng 2 - 3 vẫn còn tác động. Nó mang không khí ẩm từ biển vào, kết hợp với không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống tạo thành hình thái khí hậu là rất ẩm và mù. Như đợt này miền Bắc cả tháng trời không có nắng to vì bị che phủ bởi mây mù do không khí rất ẩm.

Đến hết tháng 3, sẽ hết La Nina và chuyển sang giai đoạn trung tính Enso - "mưa thuận gió hòa". Mùa hè đến muộn hơn trong năm nay nhưng vẫn chưa có nắng gắt, Từ tháng 6 nắng vừa và tháng 7 - 8 nắng nóng cực đại thì sẽ nóng hơn trung bình chung của nhiều năm. Mưa cũng có thể giảm trong mùa hè và gây ra các đợt hạn ngắn.

Cả Việt Nam nhiệt độ có xu hướng tăng 0,75 độ C so với trung bình chung nhiều năm, nắng nóng cực đại tăng trong khoảng tháng 7.

Thời tiết cực đoan hơn vì biến đổi khí hậu

* Như vậy thời tiết đang có xu hướng cực đoan hơn?

- Về tổng thể khí hậu toàn cầu đã có một sự bất thường lớn. Khi chúng ta có đợt lạnh sâu và kéo dài như vậy thì trên khu vực Bắc cực lại đang “ấm hơn” so với trung bình nhiều năm khi cao hơn 7 - 9 độ C. Nói dễ hiểu hơn là Bắc cực đang ít lạnh hơn những năm trước từ 7 - 9 độ C, thậm chí có nơi đến 11 độ C. Đây là điểm rất đáng chú ý về tổng thể khí hậu toàn cầu - đang ấm lên.

Cũng chính trong cái sự nóng lên toàn cầu đó lại tạo ra sự nhiễu động trong các dòng khí quyển - tôi có dùng (dịch) khái niệm là dòng sông khí quyển. Dòng sông khí quyển (atmospheric river) là khái niệm mới được 3 nhà khoa học người Nhật mới đưa ra. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng thì nó sẽ tạo ra sự nhiễu động. Đặc biệt, nhiễu động về nhiệt độ thì sẽ tăng giảm áp suất cục bộ. Khi đó sẽ tạo ra các vùng nóng và vùng lạnh bất thường. Chung quy lại, biến đổi khí hậu sẽ tạo ra các hình thái khí hậu bất thường và trái với các quy luật trước đây và tăng cường hơn các kiểu thời tiết cực đoan. Biến đổi khí hậu làm gia tăng tính cực đoan của khí hậu. Nó không đồng nghĩa với việc nóng lên ở mọi vùng miền mà nó sẽ cực đoan hơn hoặc là nóng hơn hoặc là lạnh hơn.

Khuyến cáo của TS Nguyễn Ngọc Huy

Bà con các huyện miền núi phía bắc cần chuẩn bị chất đốt để sưởi ấm cho người và gia súc. Đặc biệt cần sưởi ấm cho người già vào buổi đêm, gần sáng. Tuyệt đối không đốt than tổ ong trong phòng kín sẽ bị ngộ độc. Có thể sưởi ấm bằng than hoa, than củi nhưng chỉ ở những không gian mở, thoáng khí. Mọi người cũng có thể mua túi sưởi ấm để sưởi vào ban đêm. Tránh để gió lùa vào phòng.

Tránh việc thả giống tôm cá trong giai đoạn từ ngày 18 - 24.2. Bơm nước ngập gốc lúa ở các tỉnh Bắc Trung bộ và đồng bằng Bắc bộ để tránh rét cho lúa. Những ai đi xe tự lái lên miền núi phía bắc cần lưu ý đi chậm vì đường trơn và trời mù sương.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.