Vì sao nên tầm soát sớm bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống cho trẻ?

18/07/2023 09:00 GMT+7

Bé gái 14 tuổi (Điện Bàn, Quảng Nam) được mẹ phát hiện lệch hai vai, tư thế ngồi cong vẹo nên đưa đến Phòng khám ACC Đà Nẵng để thăm khám. Gia đình bất ngờ khi bác sĩ thông báo rằng bé đã qua giai đoạn vàng để điều trị triệt để.

Phát hiện trễ, lỡ thời gian vàng điều trị cho trẻ

Qua thăm khám và thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng, bác sĩ Edouard Sabourdy, Phòng khám ACC Đà Nẵng cho biết, một số trẻ trong độ tuổi tiểu học bị cong vẹo cột sống, cột sống bị mất đường cong sinh lý bình thường. Đáng chú ý, bàn chân của trẻ cũng bị bẹt. Theo bác sĩ Edouard Sabourdy, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ theo thời gian.

Vì sao nên tầm soát sớm bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống cho trẻ? - Ảnh 1.

Chứng bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống nếu phát hiện và điều trị trễ thì việc điều trị không đạt kết quả cao

"Bàn chân bẹtcong vẹo cột sống có mối quan hệ với nhau. Bởi vì trẻ bị bàn chân bẹt thì hệ thống dây chằng và gân cơ sẽ yếu hơn, các đốt sống không ổn định. Ngoài ra, khi đôi chân bị bẹt sẽ ảnh hưởng nhiều tới hoạt động đi đứng hng ngày, dẫn đến mất cân bằng, chân cao chân thấp, lệch hông và thậm chí dẫn đến cong vẹo cột sống", bác sĩ Edouard Sabourdy chia sẻ.

Theo bác sĩ Sabourdy có rất nhiều dạng cong vẹo cột sống, có loại bẩm sinh, có loại phát triển theo thời gian. Trong đó giai đoạn phát triển nhanh nhất là từ 8-9 tuổi đến qua tuổi dậy thì - khoảng 16 tuổi. Nếu bệnh được phát hiện khi trẻ dưới 10 tuổi thì dễ điều trị hơn, bé sẽ được nắn chỉnh xương bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic, tập theo một số bài tập chuyên dụng được bác sĩ chỉ định. Phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng dễ, nếu để trễ khi qua độ tuổi dậy thì, cố định xương thì việc điều trị khó đạt kết quả đạt được kết quả như mong đợi.

Không chạy nhảy nhiều bằng chân trần trên cỏ hoặc cát là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị bàn chân bẹt

Bác sĩ Sabourdy cho biết, khi trẻ ở độ tuổi 3 tuổi, phụ huynh có thể đưa trẻ đi kiểm tra tình trạng bàn chân bẹt. Trẻ bị bàn chân bẹt 80% không rõ nguyên nhân, 20% di truyền, tức là hệ thống gân và dây chằng sẽ yếu hơn. Hoặc là do dưới lòng bàn chân các bé không được kích thích nên không phát triển cơ để giữ vòm bàn chân. Do các bạn chỉ di chuyển, đi lại trong nhà, ít vận động, chạy nhảy ngoài trời, trên cát biển, cỏ hoặc những bề mặt gồ gề.

"Phụ huynh chú ý sẽ thấy các bé hay đi nhón chân, vì khi đặt chân trên nền phẳng các bé sẽ cảm thấy khó chịu, do bé bị đau ở phần má trong của chân. Các bé sẽ hay hướng hai bàn chân ra ngoài. Ngoài ra, các bé còn hay bị mỏi chân và chuột rút vào ban đêm", bác sĩ Sabourdy chia sẻ.

Ở trẻ có tình trạng bàn chân bẹt sẽ giữ thăng bằng không tốt vì cổ chân yếu, khả năng chơi thể thao cũng ít hơn. Nó cũng sẽ ảnh hưởng tới tư thế khung xương chậu. Từ đó có thể dẫn tới một số chấn thương khớp cổ chân hoặc đầu gối, có nhiều nguy cơ bị lật cổ chân hơn.

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định làm đế chỉnh hình bàn chân theo công nghệ CADCAM của Thụy Sĩ, có phần gồ lên của đế chỉnh hình sẽ được chế tác theo số đo theo chính xác của từng chân của trẻ. Đế giày sẽ hỗ trợ phát triển vòm bàn chân theo thời gian. Việc phát hiện và mang đế càng sớm trong giai đoạn vàng thì hiệu quả càng cao và thời gian điều trị được rút ngắn.

Chú ý khi trẻ có các dấu hiệu lệch vẹo cột sống

Bác sĩ Sabourdy cũng lưu ý phụ huynh cần quan sát các dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ như hai xương bả vai không cân bằng, bên cao bên thấp, phía sau khung xương chậu, vùng nếp gấp ở eo nếu không cân xứng.

Vì sao nên tầm soát sớm bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống cho trẻ? - Ảnh 2.

Theo bác sĩ Edouard Sabourdy, độ tuổi điều trị cong vẹo cột sống lý tưởng nhất là dưới 10 tuổi

Độ tuổi để điều trị cong vẹo cột sống thuận lợi thường dưới 10 tuổi. Ở các bé gái, tình trạng cong vẹo thường phát triển nhanh hơn, do đó nếu phát hiện sớm thì việc điều trị bằng nẹp, các bài tập, nắn chỉnh xương mang lại hiệu quả, nếu phát hiện trễ nếu ở độ nặng thì có khả năng phải can thiệp phẫu thuật.

Trong đó sự kết hợp của phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương khớp) Chiropractic và vật lý trị liệu phục hồi chức năng, đặc biệt là thiết bị trị liệu vận động ATM2 rất hiệu quả trong việc điều trị vẹo cột sống.

Vì sao nên tầm soát sớm bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống cho trẻ? - Ảnh 3.

Có thể thấy ở bệnh nhân bị cong vẹo cột sống là tình trạng mất cân bằng cơ, bên thì quá cứng và bên thì quá giãn. Do đó việc tập phục hồi chức năng giúp cân bằng cơ và kiểm soát cơ. Đây là phương pháp điều trị được khuyến cáo đầu tiên nếu phát hiện sớm, sau đó mới đến các giải pháp mang đai hoặc phẫu thuật.

Vì sao nên tầm soát sớm bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống cho trẻ? - Ảnh 4.

ACC tầm soát bàn chân bẹt cho trẻ mầm non

Bác sĩ Sabourdy khuyến cáo với trẻ từ 2 tuổi, vòm bàn chân đang phát triển, phụ huynh nên massage lòng bàn chân cho bé trước khi đi ngủ, cho trẻ chạy nhảy bằng chân trần trên cát, sỏi đá… Với trẻ lớn hơn có thể khuyến khích trẻ chơi thể thao, vận động thể chất giúp cơ xương khớp phát triển và cải thiện tính linh hoạt.

ACC là một trong những phòng khám tiên phong về trị liệu thần kinh cột sống tại Việt Nam với 15 năm hoạt động tại Việt Nam và 100% bác sĩ nước ngoài. Phòng khám ACC thực hiện tầm soát bàn chân bẹt và chứng cong vẹo cột sống miễn phí cho học sinh từ 3-18 tuổi tại 4 trung tâm ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM đến ngày 31.7.2023.

Hotline:

- ACC TP.HCM - Quận 1

Hotline: +84 946 740 066

- ACC TP.HCM - Quận 5

Hotline: +84.941970909

- ACC Hà Nội

Hotline: +84.965688828

- ACC Đà Nẵng

Hotline: +84.911660252

Phòng khám ACC gần nhất sẽ liên hệ đặt hẹn tầm soát cho bé trong vòng 24 giờ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.