Vì sao Nga xem công ty mẹ của Facebook là ‘tổ chức cực đoan’?
Nga đã mở một vụ án hình sự chống lại Meta Platforms , công ty mẹ của Facebook , và gọi tổ chức này là “tổ chức cực đoan” sau khi mạng xã hội này thay đổi các quy tắc về ngôn từ kích động thù địch , cho phép người dùng kêu gọi bạo lực đối với người Nga trong bối cảnh giao tranh với Ukraine .
Tự động phát
Hai tuần sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, một phát ngôn viên của Meta xác nhận họ đã tạm thời nới lỏng các quy định về phát ngôn chính trị trên Facebook và Instagram, cho phép các bài đăng như “những kẻ tấn công người Nga nên chết đi”.
Tuy nhiên, Meta cho biết họ sẽ không cho phép kêu gọi bạo lực đối với người dân thường tại Nga.
Khung cảnh hoang tàn tại thị trấn Volnovakha thuộc vùng Donetsk, ngày 12.3.2022 |
reuters |
Các email nội bộ cũng cho thấy công ty truyền thông xã hội này tạm thời cho phép các bài đăng xúc phạm Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Công ty nói thêm rằng thay đổi tạm thời nhằm cho phép các hình thức thể hiện chính trị mà bình thường bị xem là vi phạm các quy tắc về ngôn từ bạo lực.
Người tị nạn Ukraine lên tàu để đến Brussels (Bỉ), ngày 12.3.2022 |
reuters |
Văn phòng nhân quyền của Liên Hợp Quốc cho biết sự thay đổi trong chính sách của Facebook là “đáng lo ngại”.
Nhiều nền tảng truyền thông xã hội lớn đã công bố các hạn chế nội dung mới xung quanh cuộc xung đột, bao gồm cả việc chặn các cơ quan báo chí của Nga là RT và Sputnik tại Liên minh châu Âu. Đại sứ quán Nga tại Mỹ đã yêu cầu Washington dừng “các hoạt động cực đoan” của Meta Platforms.
Bình luận (0)