Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?

03/04/2018 16:17 GMT+7

Toàn bộ mái ngói nhà thờ Đức Bà dài 91,5m, rộng 35,6m và cao 60,5m với khoảng 100.000 viên ngói sẽ được tháo dỡ để thay mới. Nhưng vì sao bên trong vẫn đảm bảo an toàn để cử hành thánh lễ mỗi ngày?

Ngay từ khi mới xây dựng và khánh thành năm 1880, phần phía trên nhà thờ Đức Bà được thiết kế tách biệt giữa mái ngói và vòm bê tông kiên cố bao kín không gian bên dưới. Do đó, dù có tháo dỡ toàn bộ mái ngói cũng sẽ không ảnh hưởng đến kết cấu phần còn lại Ảnh: Đình Phú
Xung quanh nhà thờ Đức Bà (Công xã Paris, Q.1, TP.HCM) đã được lắp dựng rào chắn và giàn giáo cao hàng chục mét để bao che phần khối chính công trình kiến trúc đặc biệt ấn tượng này khi trùng tu. Dự kiến trong quý 2.2018, toàn bộ mái ngói nhà thờ Đức Bà với khoảng 100.000 viên ngói sẽ được tháo dỡ để thay mới.
Nhà thờ Đức Bà - nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Sài Gòn - TP.HCM, một tuyệt tác kiến trúc Roman - Gotich, đã hiện diện tại vùng đất Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM suốt 138 năm qua. Ngôi thánh đường cổ kính này là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong giáo phận kể từ ngày khánh thành, 11.4.1880. Đây là điểm đến thiêng liêng của người Công giáo, là nơi giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân đến cầu nguyện và gặp gỡ nhau trong các thánh lễ hằng ngày, cũng như trong các dịp lễ đặc biệt: tấn phong giám mục, phong chức linh mục, đón tiếp các vị chức sắc trong Hội thánh Công giáo.
Ngôi nhà thờ cổ kính với kiến trúc độc đáo không chỉ là biểu tượng của giới Công giáo, mà còn là ký ức và niềm tự hào của nhiều người dân Sài Gòn từ gần một thế kỷ rưỡi qua. Khi nhắc tới Hòn Ngọc Viễn Đông, hay khi chọn một hình ảnh đặc trưng cho miền đất phương Nam này, nhiều người hay nghĩ đến hai hình ảnh nổi bật, hoặc là chợ Bến Thành, hoặc là nhà thờ Đức Bà.
Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?1
Nhà thờ Đức Bà - nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Sài Gòn - TP.HCM, một tuyệt tác kiến trúc Roman - Gotich, đã hiện diện tại vùng đất Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM suốt 138 năm qua Ảnh: Đình Phú
Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?2
Kiến trúc của ngôi nhà thờ rất độc đáo, cách xây dựng tỉ mỉ, công phu và đạt độ chính xác cao, góp phần tạo nên diện mạo đô thị Sài Gòn - TP.HCM Ảnh: Đình Phú
Trong thư ngỏ gửi đến cộng đoàn giáo dân vào năm 2015, Đức tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc (vừa qua đời ngày 7.3.2018 trong chuyến hành hương đến Tòa thánh Vatican, Ý vì đột quỵ do có tiền sử bệnh tim mạch) chia sẻ rằng chúng ta đã được tiền nhân để lại một ngôi nhà thờ cổ kính, cũng là một tuyệt tác kiến trúc, một công trình tiêu biểu góp phần tạo nên diện mạo đô thị Sài Gòn - TP.HCM. Do đó, trách nhiệm của chúng ta là phải giữ gìn, bảo tồn để các thế hệ mai sau vẫn luôn tự hào và tiếp tục sử dụng.
Theo linh mục Hồ Văn Xuân, Tổng đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn - TP.HCM, quản xứ nhà thờ Đức Bà, do kiến trúc của ngôi nhà thờ rất độc đáo, cách xây dựng tỉ mỉ, công phu và đạt độ chính xác cao, lại nằm giữa phố xá đông đúc, nên việc trùng tu đòi hỏi phải cân nhắc rất kỹ lưỡng với sự tư vấn của nhiều công ty, tổ chức và cá nhân có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong kiến trúc và văn hóa.
Toàn bộ mái ngói nhà thờ Đức Bà với khoảng 100.000 viên ngói sẽ được tháo dỡ để thay mới. Nhưng lý do bên trong vẫn đảm bảo an toàn để cử hành thánh lễ mỗi ngày, là bởi ngay từ khi mới xây dựng, phần phía trên nhà thờ được thiết kế tách biệt giữa mái ngói và vòm bê tông kiên cố bao kín không gian bên dưới. Do đó, dù có tháo dỡ toàn bộ mái ngói cũng sẽ không ảnh hưởng đến kết cấu phần còn lại. Và cũng nhờ có vòm bê tông kiên cố bao kín không gian bên dưới nên ánh nắng, nước mưa không thể “lọt” vào bên trong nội thất nhà thờ. Các kết cấu chính của công trình như móng, tường, mái vòm, qua thẩm định, vẫn đảm bảo trường tồn theo thời gian.
PV Thanh Niên ghi nhận các hình ảnh về công trình đặc biệt ấn tượng này:
Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?3
Mái ngói nhà thờ Đức Bà dài 91,5m, rộng 35,6m và cao 60,5m với khoảng 100.000 viên ngói sẽ được tháo dỡ để thay mới Ảnh: Đình Phú
Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?4
Chóp mái ngói nhà thờ Đức Bà nhìn từ bên trong Ảnh: Đình Phú
Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?5
Trải qua thời gian 138 năm, mái ngói nhà thờ Đức Bà nhiều điểm bị hư hỏng, xuống cấp Ảnh: Đình Phú
Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?6
Những đà sắt kiên cố nâng mái ngói cách biệt với vòm bê tông kiên cố bao kín không gian bên dưới Ảnh: Đình Phú
Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?7
Tường nâng mái ngói xây bằng gạch, có bề ngang gần 1m. Nhờ vật liệu tốt nên không bị rêu mốc qua thời gian Ảnh: Đình Phú
Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?8
Trải qua năm tháng, mái ngói nhà thờ Đức Bà nhiều điểm bị hư hỏng, xuống cấp từng được thay thế một số lần với nhiều loại ngói khác nhau. Đợt trung tu này sẽ thay mới toàn bộ với ngói được nhập về từ Pháp, Đức có chất lượng cao Ảnh: Đình Phú
Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?9
Mái tháp chuông nhà thờ Đức Bà cao 20m bằng chất liệu tôn không gỉ, cũng sẽ được trùng tu đợt này Ảnh: Đình Phú
Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?10
Bộ chuông cổ cũng sẽ được trùng tu. Ít người có thể tận mắt nhìn thấy rõ bộ chuông cổ độc đáo được lắp đặt bên trong hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà. Bộ chuông gồm 6 quả nặng tổng cộng gần 30 tấn gắn trên 2 tháp được đánh giá không chỉ độc đáo nhất khu vực Đông Nam Á mà còn khiến cả thế giới phải ghen tị. Chất liệu chuông bằng đồng, do hãng đúc chuông Bolley chế tác vào năm 1879 tại Pháp với những đường nét họa tiết trên chuông rất tinh xảo và mỗi quả chuông đều có đường nét hoa văn khác nhau. Bộ chuông được phối âm độc đáo với các cung: sol, la, si, do, re, mi Ảnh: Đình Phú
Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?11
Phía trên phần chóp chính giữa mặt tiền nhà thờ Đức Bà có gắn một chiếc đồng hồ báo giờ từ hơn 100 năm qua, nhưng “nội thất” của chiếc đồng hồ đặc biệt này thì ít người có dịp nhìn thấy. Bộ cơ đồng hồ nằm gọn trong một khung gỗ có chiều dài khoảng 3m, chiều ngang 1m nằm trên mái vòm nhà thờ Ảnh: Đình Phú
Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?12
Bên dưới mái vòm bê tông nhà thờ Đức Bà từ ban đầu còn có giàn thanh sắt vòm kết cấu như giá đỡ vững chãi Ảnh: Đình Phú
Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?13
Kết cấu thanh sắt thẳng đứng bám sát các vách tường dày, ô cửa bên trong nhà thờ Đức Bà Ảnh: Đình Phú
Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?14
Nội thất kiến trúc nhà thờ Đức Bà 138 năm tuổi tọa lạc giữa trung tâm TP.HCM Ảnh: Đình Phú

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.