Xe

Vì sao phải ngưng sử dụng vắc xin bại liệt tOPV?

08/05/2016 09:33 GMT+7

Việc Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) mới ra công văn thông báo thu hồi, ngưng sử dụng trên toàn quốc từ tháng 5.2016 đối với vắc xin phòng bại liệt tOPV cho trẻ nhỏ khiến nhiều gia đình nghi ngại về vắc xin này.

Theo thông báo của Cục quản lý Dược, từ 1.5.2016, vắc xin tOPV bại liệt uống (là vắc xin sống giảm độc lực chứa 3 tuýp vi rút bại liệt 1,2 và 3, số đăng ký: QLSP-H02-0801-14) ngưng phân phối và sử dụng trên toàn quốc.

Bộ Y tế yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư) tổ chức thu hồi toàn bộ số vắc xin nêu tại tất cả các cơ sở tiêm phòng trên toàn hệ thống, đồng thời phối hợp với nhà sản xuất đề xuất phương án tiêu hủy. Vắc xin OPV chứa 2 týp 1 và 3 (bOPV) sẽ sử dụng thay thế cho vắc xin tOPV.  

Về vấn đề này, Dự án Tiêm chủng mở rộng (Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư) cho biết, tại Việt Nam, vắc xin tOPV đã được triển khai từ năm 1985 cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi. Nhờ uống vắc xin tOPV đạt tỷ lệ cao trên toàn quốc trong tiêm chủng thường xuyên và trong các chiến dịch cho trẻ dưới 5 tuổi mà Việt Nam đã chính thức thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000.

Mở website đăng ký tiêm vắc xin

Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư ra thông báo, từ 9 giờ sáng 29.12, sẽ chính thức mở website để người dân đăng ký tiêm vắc xin dịch vụ “5 trong 1”.
Tuy nhiên, vắc xin tOPV là vắc xin sống (vắc xin chứa các thành phần vi rút bại liệt được làm suy yếu) nên có tỷ lệ rất nhỏ nguy cơ vi rút biến đổi, nhân lên trong đường ruột, đào thải qua phân ra môi trường và có khả năng gây bệnh ở cộng đồng. Mặc dù tỷ lệ này là rất hiếm nhưng trên thế giới cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh bại liệt do vi rút có nguồn gốc vắc xin và thường gặp nhất là vi rút týp 2.

Hướng tới một thế giới không còn bệnh bại liệt, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đặt mục tiêu Thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu vào năm 2020. Tháng 9.2015, WHO đã công bố thanh toán vi rút bại liệt hoang dại týp 2 trên toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu quan trọng này, WHO yêu cầu các quốc gia cần thay thế vắc xin bại liệt 3 týp (tOPV) bằng sử dụng vắc xin bại liệt uống 2 týp bOPV (chứa vi rút bại liệt 1 và 3) để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bệnh bại liệt do vi rút týp 2 dù ở mức rất nhỏ. Không chỉ có Việt Nam, hiện nay đã có hơn 150 nước trên thế giới hoàn thành việc chuyển đổi này. Đây được đánh giá là một trong những chiến dịch có quy mô lớn nhất, triển khai đồng loạt tại nhiều quốc gia.

Lịch tiêm chủng không thay đổi

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng xác nhận: Tại Việt Nam, từ tháng 6.2016, chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ chuyển sang sử dụng vắc xin phòng bại liệt OPV 2 týp (bOPV) thay thế cho vắc xin bại liệt uống 3 týp (tOPV) trước đây. Trên thế giới, tất cả các quốc gia sử dụng vắc xin tOPV đều đổi sang vắc xin bOVP.

“Cả hai loại vắc xin đều an toàn và hiệu quả, chỉ khác nhau về thành phần kháng nguyên phòng bệnh bại liệt”, ông Phu cho biết.

Lịch tiêm chủng vắc xin bại liệt sẽ không thay đổi. Cụ thể: liều 1 khi trẻ 2 tháng tuổi; liều 2 khi trẻ 3 tháng tuổi; liều 3 khi trẻ 4 tháng tuổi. Các trẻ trước đây đã uống vắc xin tOPV sẽ tiếp tục uống liều tiếp theo với vắc xin bOPV mà không cần uống lại từ đầu.

“Việt Nam đã thanh toán bại liệt nhưng vẫn tiếp tục triển khai uống vắc xin bOPV để duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt, tránh cho bệnh dịch trở lại”, ông Phu nhấn mạnh.

Ngừng sử dụng vắc xin bại liệt uống OPV

Phó cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Đỗ Văn Đông đã ký công văn khẩn gửi Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac) và sở y tế các tỉnh thành về việc ngừng sử dụng, đồng thời thu hồi và tiêu hủy vắc xin bại liệt uống OPV (số đăng ký: QLSP-H02-0801-14) chứa 3 týp vi rút bại liệt 1, 2 và 3. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.