Vì sao số ca mắc mới của Hà Nội ‘đi ngang’, nhưng tử vong vì Covid-19 tăng cao?

08/02/2022 11:54 GMT+7

Tính từ 29.4 đến 17.1, Hà Nội chỉ ghi nhận 364 ca tử vong vì Covid-19 , khoảng 1,5 ca/ngày. Nhưng chỉ từ 17.1 tới 6.2, tức 20 ngày, thành phố có thêm 415 ca tử vong, trung bình mỗi ngày hơn 20 ca.

Tử vong tăng cao do "tích luỹ"

Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tính từ 29.4 đến 17.1 tức 8,5 tháng Hà Nội chỉ ghi nhận 364 ca tử vong vì Covid-19, tức bình quân chỉ 1,5 ca tử vong/ngày.

Theo PGS-TS Hoàng Bùi Hải - Phó giám đốc BV điều trị người bệnh Covid-19, khi số lượng F0 ở Hà Nội tăng cao thì số lượng bệnh nhân nặng cũng tăng theo và mỗi ngày bệnh viện đều tiếp nhận từ 20-30 bệnh nhân nặng. Tới đầu tháng 1, BV đã tiếp nhận 200 bệnh nhân nặng cho tới nguy kịch

đậu tiến đạt

Tuy nhiên, chỉ trong 20 ngày từ 17.1 đến 6.2, số ca tử vong thành phố ghi nhận thêm là 415 ca, trung bình hơn 20 ca/ngày, tức gấp gần 14 lần giai đoạn trước. Tổng số ca tử vong vì Covid-19 của Hà Nội tính từ 29.4 đến 7.2 đã là 779 ca. Như ngày 4.2, số ca tử vong trong ngày là 23 ca; ngày 7.2, số ca tử vong là 16 ca...

Trong khi đó, thống kê của CDC Hà Nội lại cho thấy số ca mắc mới Covid-19 hàng ngày của thành phố đang đi ngang, xấp xỉ 3.000 ca/ngày tính từ đầu tháng 1.2022 tới nay. Câu hỏi đặt ra là vì sao số ca mắc mới đi ngang, song số ca tử vong vì Covid-19 của Hà Nội lại tăng mạnh?

Ngày 8.2: Cả nước 21.909 ca Covid-19, 4.397 ca khỏi | Hà Nội 2.903 ca | TP.HCM 116 ca

Trao đổi với Thanh Niên, bác sĩ Hoàng Hồ Hải, Phó giám đốc BV điều trị người bệnh Covid-19 Hà Nội, cho biết hiện bệnh viện chủ yếu điều trị bệnh nhân nặng là người cao tuổi có nhiều bệnh lý nền chưa được tiêm vắc xin, song gần đây xuất hiện thêm cả các trường hợp đã tiêm 1, 2 mũi vắc xin nhưng vẫn diễn biến nặng.

Về nguyên nhân vì sao số ca tử vong trung bình hàng ngày của Hà Nội tăng cao hơn nhiều giai đoạn trước, dưới góc độ điều trị, theo bác sĩ Hải, do “câu chuyện tích luỹ”. Cụ thể, thời gian đầu số ca mắc mới Covid-19 của Hà Nội thấp, khả năng tập trung điều trị tốt hơn. Song khi bệnh nhân nặng tăng lên theo tỷ lệ số ca mắc mới hàng ngày thì các cơ sở điều trị cũng quá tải theo, buộc phải lựa chọn, không thể duy trì thở máy quá lâu kéo dài nhiều tháng, nhất là với những ca tiên lượng thấp.

Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng hơn là giai đoạn hậu Covid-19 kéo dài dai dẳng với người bệnh. Đa số những bệnh nhân điều trị tại bệnh viện đều đã có bệnh lý nền, khi mắc Covid-19 kéo dài lại phát thêm nhiều thứ bệnh khác. Trong 1 - 2 tháng đầu điều trị, khả năng đáp ứng của người bệnh còn tương đối, song càng kéo dài thì khả năng chống chịu của người bệnh càng thấp, dẫn đến tử vong nếu diễn biến quá nặng.

Thay vì đếm số ca, nên dồn lực mua thuốc điều trị

Nhắc lại câu chuyện Singpore đã bỏ công bố số ca mắc mới Covid-19 cách đây vài tháng, theo bác sĩ Hoàng Hồ Hải, việc đếm số ca mắc mới không còn nhiều ý nghĩa nữa, khi tỷ lệ lây nhiễm chủ yếu ngoài cộng đồng, đa số là các ca thể nhẹ.

“Như kinh nghiệm của chúng tôi, nhiều bệnh nhân liên hệ bằng các kênh khác nhau đến bác sĩ tại bệnh viện cho biết tự test 2-3 lần phát hiện dương tính nhưng không thông báo với phường, mà tự điều trị tại nhà nếu có dấu hiệu ho sốt. Còn lại đa số không triệu chứng thì thậm chí không dùng thuốc điều trị. Thực tế này cho thấy rất nhiều người bệnh không khai báo với phường nữa, thì con số thống kê số ca mắc mới hàng ngày cũng khó lòng chuẩn xác được”, bác sĩ Hải chia sẻ.

Số ca mắc mới của Hà Nội từ đầu tháng 1.2022 tới nay loanh quanh đi ngang ở ngưỡng xấp xỉ 3.000 ca/ngày

cdc hà nội

Cũng theo ông Hải, thay vì đếm số ca mắc mới hàng ngày, chỉ nên tính số ca nặng phải vào viện để tập trung nguồn lực điều trị. Về lâu dài Covid-19 sẽ được xem như bệnh cúm mùa, những người đã tiêm vắc xin không may nhiễm Covid-19 nếu không có triệu chứng, không có bệnh nền và nguy cơ đều có thể điều trị ở nhà mà không cần vào viện.

“Cần tập trung nguồn lực điều trị cho bệnh nhân phải nhập viện, nhất là bệnh nhân nặng. Hiện đang thiếu thuốc đặc trị “cơn bão cytokines” ở bệnh nhân Covid-19 nặng. Ngay cả người trẻ không tiêm hoặc tiêm vắc xin lâu rồi hiệu lực không cao cũng cần thuốc điều trị. Một trong những mũi nhọn mà Thủ tướng nhắc đến là vắc xin, 5K, thuốc điều trị, cần dồn lực tập trung nguồn lực thuốc điều trị cho bệnh nhân”, bác sĩ Hoàng Hồ Hải khuyến nghị.

Đáng chú ý, theo bác sĩ Hải, bên cạnh việc điều trị các bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng, hiện bệnh viện còn phải điều trị các bệnh nhân “hậu Covid-19”, dù đã âm tính nhưng các triệu chứng vẫn dai dẳng như vẫn phải thở oxy, tổn thương phổi cần phục hồi chức năng, cần sự trợ giúp của bác sĩ. Vì thế nguồn lực thuốc đặc trị nhất là “cơn bão cytokines” càng cần thiết được bổ sung trong thời gian tới, không chỉ với bệnh nhân Covid-19 mà cả hậu Covid.

Hành trình vượt cửa tử Covid-19 của bệnh nhân nặng 140 kg: ‘Em muốn ra viện, về nhà ôm con’

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội ngày 7.2, hiện số bệnh nhân Covid-19 của Hà Nội đang điều trị là 51.224 người, trong đó tại BV Nhiệt đới là 158 người, BV Đại học Y là 173 người, các BV của Hà Nội là 2.254 người; cơ sở thu dung của TP là 34 người; cơ sở thu dung của quận, huyện là 524 người; theo dõi, điều trị tại nhà là 48.081 người.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.