Vì sao suy thận mạn khó phát hiện ở giai đoạn sớm?

Vì sao suy thận mạn khó phát hiện ở giai đoạn sớm?

02/08/2024 07:39 GMT+7

Tại Việt Nam hiện nay, suy thận mạn đang dần trẻ hóa. Suy thận mạn ở giai đoạn sớm không có những triệu chứng rầm rộ nên khó phát hiện, đến khi phát hiện ra bệnh tình đã chuyển qua giai đoạn muộn, buộc phải chạy thận nhân tạo.

Tại Việt Nam hiện nay, có hơn 8,7 triệu người trưởng thành mắc bệnh thận mạn, chiếm 12,8% dân số. Mỗi năm, khoảng 8.000 người được chẩn đoán bệnh mới, khoảng 800.000 bệnh nhân cần chạy thận lọc máu và độ tuổi ngày càng trẻ hoá.

Theo PGS-TS-BS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận- Lọc máu - Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, thận mạn ngày càng trẻ hoá một phần là do thói quen sinh hoạt của người trẻ. Việc ăn nhiều đồ nướng, nước ngọt… sẽ là những nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy tăng huyết áp dẫn đến bệnh lý suy thận mạn sau này.

Vì sao suy thận mạn khó phát hiện ở giai đoạn sớm?- Ảnh 1.

Tại Bệnh viện Thống Nhất, khoảng 40% bệnh nhân bị suy thận mạn là người trẻ (dưới 60 tuổi)

Trang Châu

PGS-TS-BS Nguyễn Bách nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc khám, xét nghiệm nước tiểu định kỳ hằng năm để phát hiện bệnh sớm nhất. Bên cạnh đó, ông còn khuyến cáo người dân nên uống đủ nước, khi có các dấu hiệu bệnh, nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín, không lạm dụng thuốc, sử dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian tránh làm tình trạng nặng hơn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.