Vì sao thiếu ngủ lại gây chóng mặt?

21/01/2024 15:45 GMT+7

Trong khi ngủ, cơ thể sẽ sửa chữa và tái tạo các mô, củng cố hệ miễn dịch và khôi phục năng lượng. Do đó, giấc ngủ rất cần thiết để duy trì sức khỏe tối ưu. Thiếu ngủ sẽ dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe, trong đó có chóng mặt.

Cơ thể giống như một hệ thống sinh học phức tạp và muốn hoạt động tốt thì hệ thống này cần được cân bằng. Tuy hiên, thiếu ngủ có thể gây mất cân hệ thống, dẫn đến cảm giác chóng mặt. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ở những người bị thiếu ngủ mạn tính. Tác động của thiếu ngủ có thể tích lũy theo thời gian, từ đó dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Vì sao thiếu ngủ lại gây chóng mặt?- Ảnh 1.

Thiếu ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não, gây chóng mặt, mất tập trung và nhiều vấn đề sức khỏe khác

SHUTTERSTOCK

Giấc ngủ cũng đóng một vai trò quan trọng với chức năng não. Để chức năng nhận thức, ghi nhớ và giải quyết vấn đề ở mức tối ưu thì cần ngủ đủ giấc. Ngủ không đủ giấc sẽ khiến các chức năng này bị suy yếu, đồng thời kèm theo chóng mặt và ảnh hưởng đến thị lực.

Một trong những nguyên nhân thiếu ngủ dẫn đến chóng mặt là làm gián đoạn trong chức năng não. Nhiều nghiên cứu cho thấy ngủ không đủ giấc hoặc hay giật mình nửa đêm diễn ra một cách thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thiếu tập trung và có cả chóng mặt.

Ngoài ra, thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến chức năng tai trong. Ở tai trong có hệ tiền định, chịu trách nhiệm chính cho khả năng kiểm soát thăng bằng của cơ thể. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến chức năng này. Với rối loạn tiền đình, dù thiếu ngủ không trực tiếp gây bệnh nhưng có thể kích hoạt các triệu chứng ở những người đã từng mắc trước đây.

Trên thực tế, mối quan hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe thể chất rất phức tạp. Ngoài chóng mặt, thiếu ngủ còn gây ra một loạt các triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi và biến động đường huyết.

Những triệu chứng này có thể làm giảm khả năng phối hợp vận động của các bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn khả năng phối hợp tay chân. Tình trạng này không gây chóng mặt nhưng sẽ làm trầm trọng thêm cảm giác chóng mặt, theo Medical News Today.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.