Vì sao Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí của LHQ?

27/04/2019 16:34 GMT+7

Tổng thống Donald Trump vừa thông báo chính quyền của ông sẽ dừng phê chuẩn Hiệp ước thương mại vũ khí quốc tế (ATT), gọi đó là mối đe dọa đối với nền tự do Mỹ.

Phát biểu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Súng trường quốc gia Mỹ (NRA) ở thành phố Indianapolis thuộc bang Indiana ngày 26.4 (giờ Mỹ), Tổng thống Trump nói ông có ý định hủy việc ký kết ATT và yêu cầu Thượng viện Mỹ dừng quá trình phê chuẩn hiệp ước này, theo Reuters. Ông nói Liên Hiệp Quốc sẽ sớm nhận thông báo về việc Mỹ quyết định rút khỏi ATT.
Hiệp định thương mại vũ khí yêu cầu các nước ký kết phải làm rõ liệu các vũ khí mà họ bán ra có được dùng cho mục đích vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, khủng bố hay tội phạm có tổ chức hay không.
Được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phê chuẩn vào tháng 4.2019, ATT được Tổng thống Barack Obama ký hồi năm 2013, nhưng chưa được thượng viện Mỹ phê chuẩn. Tính đến nay đã có 101 quốc gia  gia nhập ATT và có 29 nước khác, trong đó có Mỹ, đã ký nhưng chưa chính thức phê chuẩn.
Tổng thống Trump nói ATT "sai lệch nghiêm trọng" và là mối đe dọa đối với nền tự do Mỹ như "quyền giữ và mang vũ khí được quy định trong Tu chính án thứ 2 của Hiến pháp nước này, cũng như giao chủ quyền của Mỹ cho "đám quan chức bàn giấy ngoại bang".
Lý do cũng ông Trump đưa ra cũng chính là lý lẽ của NRA và một số nhóm bảo thủ phản đối ATT. NRA đã chi 30,3 triệu USD cho việc ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump hồi năm 2016, theo Reuters.
 
Tổng thống Trump phát biểu tại cuộc họp thường niên của NRA ở thành phố Indianapolis ngày 26.4 Reuters
Tuy nhiên, theo Hiệp hội kiểm soát vũ khí, một tổ chức ủng hộ ATT, hiệp định này “không có tác động tới luật kiểm soát súng nội địa của một nhà nước hoặc các chính sách sở hữu súng khác”, hay nói cách khác không ảnh hưởng đến việc mua bán vũ khí trong nước Mỹ.
ATT chỉ đòi hỏi các quốc gia thành viên “thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát quốc gia" để quản lý việc buôn bán vũ khí quy ước.
Phạm vi kiểm soát của hiệp ước bao gồm xe tăng, pháo, máy bay chiến đấu, tàu chiến và tên lửa, cũng như vũ khí cầm tay. Doanh số bán vũ khí quy ước trên toàn cầu đạt hàng chục tỉ USD mỗi năm, và Mỹ, Trung Quốc và Nga là những nước xuất khẩu lớn nhất.
ATT kêu gọi thắt chặt việc giám sát các thương vụ vũ khí trong những trường hợp mà vũ khí có thể được sử dụng để thực hiện các hoạt động vi phạm luật nhân quyền, hành động khủng bố hoặc bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ em.
Hiệp ước không có chế tài thực tế, mà cơ bản chỉ xướng danh những nước vi phạm. Dù vậy, phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric gọi ATT là một “thành tựu mang tính bước ngoặt trong nỗ lực đảm bảo trách nhiệm đối với các thương vụ vũ khí quốc tế".
Giới chức Liên Hiệp Quốc cho hay họ không biết việc Tổng thống Trump định để Mỹ rút khỏi ATT.
[VIDEO] Hợp đồng vũ khí Pháp - Ai Cập trở thành tâm điểm chú ý
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.