Những năm gần đây, hiện tượng TP.HCM chìm trong
sương mù không còn xa lạ với người dân TP, nhất là vào thời điểm 7 - 8 giờ sáng. Có nhiều ngày, đến tận giữa trưa lớp sương mù vẫn chưa tan.
Đây cũng là những ngày mà ứng dụng AirVisual (ứng dụng thống kê chỉ số
chất lượng không khí của Mỹ) báo không khí ở TP.HCM có nhiều chỉ số màu cam và đỏ tương đương với cảnh báo chất lượng không khí kém và xấu.
Các thông số về chất lượng không khí được sử dụng để tính AQI bao gồm: SO2, CO, NO2, O3, PM10 và PM2.5. Phương pháp tính toán AQI yêu cầu bắt buộc phải có tối thiểu 1 trong 2 thông số PM10, PM2.5 trong công thức tính.
Tại thời điểm 11 giờ 50 phút, chỉ số AQI theo ứng dụng này như sau: tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ (Q.1): 156, đường Đinh Tiên Hoàng (Q.Bình Thanh): 153, đường Tô Hiến Thành (Q.10): 109, Thanh Đa (Q.Bình Thạnh): 155, Thảo Điền (Q.2): 154,...
Bitexco mờ ảo trong lớp sương mù
|
Trung tâm TP.HCM lúc gần 12 giờ trưa
|
Ông Lê Đình Quyết, Phó trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, sương mù đến tận giữa trưa là hiện tượng thường gặp ở TP.HCM trong mùa mưa.
Theo đó, những ngày này, độ ẩm trong không khí cao, mây nhiều nên nắng yếu, kết hợp ít gió làm lớp ẩm lòng vòng ở tầng thấp sát mặt đất, không tan được. Đến giữa trưa, sương mù chỉ giảm chứ chưa tan hết. Vì vậy, người dân có cảm giác nóng bức, khó chịu và nhìn thấy lớp sương mù này.
Nhiều tòa nhà cao tầng nhìn không còn rõ nóc
|
Theo ứng dụng AirVisua, chất lượng không khí trong buổi sáng nay ở TP.HCM không tốt
|
Hiện tượng này thường gặp trong mùa mưa ở TP.HCM
|
Còn theo các chuyên gia về môi trường, hiện tượng
sương mù đến tận giữa trưa ngoài các yếu tố
thời tiết còn do các nguyên nhân liên quan đến chất lượng không khí. Cụ thể, lượng khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông ở TP lớn lẩn quẩn ở tầng thấp làm chỉ số chất lượng không khí ở mức cảnh báo, ảnh hưởng tới
sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em.
Bình luận (0)