Vì sao Triều Tiên đẩy mạnh tái chế, xem rác là 'kho báu'?

19/06/2021 09:00 GMT+7

Với việc đóng cửa biên giới chống dịch nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa như nhựa từ Trung Quốc , truyền thông nhà nước Triều Tiên đã mô tả việc tập trung lớn vào việc tái chế như một cách biến rác thành kho báu và xây dựng một nền kinh tế tự chủ hơn.

Một bộ phim ngắn có tên “Kho báu tôi tìm thấy” được phát sóng trên truyền hình Triều Tiên đã hé lộ đường lối chính sách mới: thúc đẩy lợi ích của việc tái chế.
Trong bộ phim, một công nhân nhà máy ban đầu càu nhàu khi thấy vợ thu gom rác thải nhựa, nhưng sau đó thay đổi suy nghĩ khi anh thấy mình có thể sử dụng vật liệu tái chế để làm hàng rào tại nơi làm việc - và lời dẫn trong phim nhắc nhở người xem rằng thùng rác là một kho báu.
Chưa có nhiều thông tin về năng lực tái chế ở Triều Tiên, nhưng thông điệp rõ ràng đang được đẩy mạnh. Một luật mới được thông qua vào năm 2020 yêu cầu các tổ chức tái chế vật liệu bị loại bỏ hoặc không sử dụng, còn người dân có thể đưa rác thải có thể tái chế như chai rỗng đến các trung tâm tái chế hoặc cửa hàng trao đổi của nhà nước.

Một cảnh trong bộ phim 'Kho báu tôi tìm thấy', phát trên truyền hình Triều Tiên

Reuters

Theo truyền thông địa phương, có 70 cửa hàng như vậy ở thủ đô Bình Nhưỡng, nơi mọi người có thể đổi chất thải có thể tái chế để lấy những thứ như sổ tay hoặc giày dép.
Các nhà phân tích cho rằng việc này ngày càng được đẩy mạnh bởi lời kêu gọi phát triển khả năng tự cung tự cấp của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, chứ không hẳng vì lý do môi trường.
Nền kinh tế Triều Tiên đã bị suy yếu bởi các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của nước này, cũng như do việc đóng cửa biên giới nghiêm ngặt để ngăn chặn lây nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, một số chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về mức độ hiệu quả của chính sách này trong dài hạn, vì theo thời gian, chất lượng của các sản phẩm tái chế sẽ giảm đi trừ khi các nguồn lực mới được đưa vào.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.