Vì sao Triều Tiên tập trung phát triển tên lửa nhiên liệu rắn?

Vì sao Triều Tiên tập trung phát triển tên lửa nhiên liệu rắn?

16/07/2023 08:29 GMT+7

Các nhà phân tích cho biết Triều Tiên đã thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-18 mới nhất vào hôm 12.7 với công suất tối đa của động cơ nhiên liệu rắn có thể bay đủ xa để tấn công các mục tiêu ở bất cứ đâu tại Mỹ.

Hôm 12.7 đánh dấu lần phóng thứ hai của tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn này.

Theo các nhà phân tích, công nghệ nhiên liệu rắn cho phép tên lửa bay đủ xa để tấn công các mục tiêu ở Mỹ.

Và Triều Tiên nói công nghệ này "làm tăng tiến mạnh mẽ" năng lực phản công hạt nhân của mình.

Tên lửa nhiên liệu rắn là gì?

Công nghệ nhiên liệu rắn cho phép phóng tên lửa mà không cần chuẩn bị nhiều. Nó đậm đặc, cháy nhanh, sử dụng công nghệ ít phức tạp hơn và nhẹ hơn so với nhiên liệu lỏng. Tên lửa cũng không cần phải nạp nhiên liệu ngay trước khi phóng, và có thể trữ loại nhiên liệu này trong một thời gian dài mà không bị xuống cấp hoặc hỏng hóc - một vấn đề phổ biến đối với nhiên liệu lỏng.

 Theo các chuyên gia, các quốc gia vận hành lực lượng hạt nhân quy mô lớn dựa trên tên lửa sẽ ưu tiên nhiên liệu rắn hơn nhiên liệu lỏng.

Vì sao Triều Tiên phát triển tên lửa nhiên liệu rắn? - Ảnh 1.

Tên lửa Hwasong-18 được phóng từ một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên

REUTERS

Nước nào sở hữu công nghệ này?

Nhiên liệu rắn thật ra đã xuất hiện từ rất lâu. Lần đầu tiên nó được sử dụng là trong pháo hoa - do người Trung Quốc phát triển từ nhiều thế kỷ trước.

Kể từ đó, nó đã đạt được những tiến bộ đáng kể khi Mỹ phát triển các loại nhiên liệu đẩy mạnh hơn vào thế kỷ 20. Hàn Quốc cho biết nước này cũng dùng nhiên liệu rắn cho các tên lửa nhỏ hơn nhiều.

Tuy nhiên, Triều Tiên đã đặt công nghệ này lên hàng đầu.

Triều Tiên sẽ làm gì với công nghệ này?

Triều Tiên cho biết vũ khí này là cốt lõi của lực lượng tấn công hạt nhân và là lời cảnh báo đối với Mỹ và các đối thủ khác.

Ông Kim Dong Yub, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên, cho biết một tên lửa có đầu đạn 1,5 hoặc 2 tấn có thể vươn tới toàn nước Mỹ.

Nhưng đặt Mỹ sang một bên, ông nói rằng công nghệ này có mục đích văn hóa.

“Tôi nghĩ các yếu tố bên ngoài cũng quan trọng, nhưng ý định lớn nhất của Triều Tiên là sử dụng (vụ phóng tên lửa) để tạo đoàn kết nội bộ. Đặc biệt, sau ngày 27.7, là 'Ngày Chiến thắng' của Triều Tiên, tức là đã đi được hơn nửa chặng đường kế hoạch 5 năm của Triều Tiên. Vì vậy, nó nhằm thể hiện không chỉ những thành tựu kinh tế mà cả những thành tựu rõ ràng được trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng quân sự", ông Yub cho biết.

Trong vụ phóng thử hôm 12.7, Nhật Bản cho biết tên lửa đã bay được 74 phút ở độ cao hơn 9.000 km - đánh dấu thời gian bay dài nhất từ trước đến nay đối với một tên lửa của Triều Tiên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.