Ở góc ngã tư đường Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi nghĩa có một người đàn ông miệt mài làm công việc đã dần xa lạ giữa thời hiện đại: "bán chữ đẹp". 38 năm qua, ông Lê Tiến Dũng (59 tuổi) đã khắc nét chữ của mình lên biết bao kỉ vật, làm nên kỉ niệm của vạn người.
tin liên quan
Người Sài Gòn đến bao giờ mới được đi Metro dọc ngang trên cao?Những tuyến metro đang dần hình hài, nhưng cũng có những tuyến đang đội vốn dự toán và chưa biết bao giờ triển khai. Vậy đến bao giờ người Sài Gòn sẽ được đi lại dọc ngang trên những tuyến metro này?
Đôi mắt, đôi tay tập trung tuyệt đối
Tôi tìm đến nghệ nhân Lê Tiến Dũng vào một buổi sáng, nhưng phải đợi đến trưa mới có thể bắt đầu câu chuyện vì khách đến khắc chữ liên tục. Nhìn đôi tay tỉ mẩn và đôi mắt tập trung cao độ vào từng đường nét, sẽ không ai muốn cắt ngang công cuộc sáng tạo cái đẹp ấy của ông.
|
|
Vật lưu niệm người ta mang đến để ông khắc chữ gồm đủ loại như tượng, tranh gỗ, vòng đá, ly sứ và nhiều nhất là bút máy. Nhận bất kì đồ vật nào từ tay khách, ông Dũng cũng nâng niu xem xét kĩ càng, từ chất liệu, bố cục cho đến màu sắc chủ thể, để có thể khắc loại chữ phù hợp nhất. Thông thường, khách chỉ việc ghi rõ dòng chữ mình muốn viết và nhờ ông tư vấn mọi thứ còn lại, vì chỉ cần đến đây một lần là ai cũng tuyệt đối tin tưởng vào tay nghề của nghệ nhân này.
“Gần như mọi bề mặt đều có thể khắc chữ, từ vàng bạc, gỗ, nhựa, sừng, đá, sứ… Có tổng cộng 7 mũi khoan, mỗi chất liệu tôi sẽ chọn một mũi khoan thích hợp để tạo nét chữ rõ ràng và đẹp nhất”, ông Dũng chỉ tay vào hộp đồ nghề tự chế và giải thích.
Tùy vào nhu cầu khác nhau của khách, ông Dũng sẽ có một cách viết khác nhau. Cầm một cây bút vừa khắc xong trên tay, ông nói: “Ví dụ đây là bút của một cựu học sinh về trường tặng thầy cũ, tôi phải viết nét chữ chuẩn mực để thể hiện sự tôn sư trọng đạo. Đối với quà tặng đối tác, nét chữ phải dứt khoát, rõ ràng. Còn những đôi trẻ tặng nhau, nét chữ có thể bay bổng để món quà trở nên lãng mạn. Cái hồn đó là điều mà máy móc hiện đại không thể thay thế được”.
|
|
|
|
Sau công đoạn viết chữ sẽ đến công đoạn bôi nhũ để tạo màu chữ. Đây cũng là một việc quan trọng vì dòng chữ phải đủ nổi bật nhưng cũng phải hài hòa với nền vật chủ. Có tổng cộng 5 màu nhũ: đen, vàng, đỏ, trắng, xanh dương. Và việc chọn lựa vẫn được quyết định bởi đôi mắt nghệ thuật của người sáng tạo.
|
|
|
Chị Ngọc Liễu (42 tuổi), một khách hàng quen thuộc của ông Dũng, cho biết: “Chữ chú không chỉ đẹp, mà mình nhìn cách chú nâng niu đồ vật, cẩn thận viết từng nét là đã thấy an tâm rồi”.
“Cái khó của nghề là phải kết hợp nhịp nhàng giữa tay viết và tay trụ. Ấn mũi khoan mạnh nhẹ tùy vật liệu mềm cứng cũng là cả một vấn đề. Khi khắc, mắt phải tuyệt đối tập trung, đầu luôn định hình diện tích hình khối. Một chút lơ là xem như hỏng ngay”, ông Dũng chia sẻ về kinh nghiệm làm nghề.
Cũng theo ông, có đồ vật giá chỉ vài chục nghìn, nhưng cũng có những bức tượng, cây bút lên đến hàng chục triệu. Điều quan trọng là mỗi vật lưu niệm thường chỉ có một, càng đòi hỏi người thợ không được phép sai sót.
Quá nửa đời người đi tìm cái đẹp qua nét chữ
Ông Dũng sinh ra và lớn lên ở Hải Dương. Năm 18 tuổi, ông đậu vào trường Kiến trúc Hà Nội. Sau khi tình cờ học được vài “chiêu” từ một ông lão khắc chữ bên lề đường, ông Dũng lại lên đường nhập ngũ. Năm 1980, ông xuất ngũ và gắn bó với mảnh đất Sài Gòn đến tận bây giờ.
“Thời điểm tôi vào Sài Gòn cũng là lúc nghề khắc chữ đang thịnh hành ở đây. Sẵn một chút “vốn liếng” từ người thầy năm xưa cùng năng khiếu của mình, tôi quyết định sắm đồ nghề ra góc đường này ngồi. Ban đầu cái chính là mưu sinh, ai ngờ mình càng khắc chữ thì cái nghề lại càng khắc vào máu mình”, ông Dũng bồi hồi kể lại.
Ngày xưa, đồ nghề của người thợ khắc chữ còn rất thô sơ. Mũi khắc chỉ là một thanh kim loại vót thật nhọn, rồi dùng sức tì lên đồ vật mà viết. Thời gian hoàn thành sản phẩm sẽ lâu và tốn nhiều công sức, cũng không khắc được trên những bề mặt quá cứng. Về sau, ông Dũng mới mày mò và dần chế tạo ra những cây bút chạy bằng ắc-quy để khắc trên mọi chất liệu như bây giờ.
tin liên quan
Nơi độc nhất ở Sài Gòn: Chợ bán mỗi món bắp to, bắp nhỏSài Gòn có một khu chợ rất đặc biệt, chỉ bán một loại thực phẩm duy nhất và đó là bắp.
|
Qua bao nhiêu thăng trầm với nghề, khắc chữ với ông không còn là chuyện kiếm tiền, mà trên hết là chuyện tôn thêm nét đẹp của món quà lưu niệm, thể hiện tâm ý của người tặng và người viết. Vì lẽ đó, từ những lớp học trò xưa nôn nao đứng chờ ông khắc tên lên cây bút của mình, khách hàng của ông ngày càng đa dạng hơn với các cửa hàng trang sức, hiệu bút, trường học,… cùng khách vãng lai cả trong và ngoài nước.
|
|
“Khách nước ngoài thỉnh thoảng về Việt Nam vẫn tìm tôi cho bằng được, nhiều khi còn đặt số lượng lớn để mang về làm quà. Chữ của tôi từng nằm trên các cây bút, bức tranh dành cho nguyên thủ, chính khách", ông Dũng hào hứng kể về niềm vui, động lực làm nghề.
Chị Kim Dung (43 tuổi, ngụ Q.1, TP.HCM) cho biết: “Chú Dũng ngồi đây từ hồi tôi còn nhỏ xíu. Mỗi lần cần tặng quà, tôi đều mang ra đây trước, món quà sẽ giá trị hơn nhiều khi có nét chữ của chú khắc lên. Tôi từng đến nơi khác rồi, nhưng chỗ thì không bay bướm, chỗ thì rập khuôn, chỉ có chữ chú nhìn vào là thấy ưng ngay”.
tin liên quan
Kẹo bông gòn 'ông ngoại' 92 tuổi khiến bao thế hệ học trò Sài Gòn thích mêNgót nghét 70 năm, xe kẹo của ông Huỳnh Văn Bảy (92 tuổi, ngụ Q.4 TP.HCM) không chỉ chở đến cho biết bao thế hệ học sinh những cây kẹo bông gòn ngọt tan, mà còn chở cả những bài học làm người.
|
|
“Học sinh bây giờ viết chữ đẹp khác chúng tôi nhiều. Cao nhiêu rộng nhiêu đều định rõ, chữ vì thế mà trở nên rập khuôn, máy móc. Không có cái đẹp nào là quy chuẩn cả, bản thân người sáng tạo phải luôn đi tìm”, ông Dũng tâm niệm.
Vậy nên, ông đã dành quá nửa đời mình, thậm chí sẽ hơn thế cho việc sáng tạo và đi tìm cái đẹp qua nét chữ. Đáng quý thay, đó cũng là sự gìn giữ một nét văn hóa độc đáo nơi hè phố Sài Gòn.
Bình luận (0)