Tự động phát
Với cương vị là người sáng lập tổ chức “Việt Nam và những người bạn”, suốt 10 năm qua, anh Lâm dành nhiều thời gian và tâm huyết để thực hiện các dự án hỗ trợ cho cộng đồng người khiếm thị. Với chuyến đi xuyên Việt độc hành bằng xe đạp lần này, anh cho biết mục tiêu đầu tiên là muốn cập nhật kiến thức và thông tin thực tế về người khiếm thị ở các tỉnh xa xôi, chưa có cơ hội được tiếp cận như Hà Giang hay Cà Mau, những nơi mà anh chưa từng được gặp họ. Mục tiêu thứ hai là những trải nghiệm cá nhân trong hành trình này sẽ giúp anh có thêm vốn sống. Mục tiêu cuối cùng và cũng quan trọng nhất là gây quỹ cho dự án mà anh và cộng sự đang làm, đó là xây dựng thư viện sách nói và trung tâm tiếng Anh dành cho người khiếm thị ở Hà Nội.
Trước khi bắt đầu chuyến đi, anh Lâm có cả một thời gian để chuẩn bị thể lực. Là một người yêu thích thể thao, mê chạy marathon, anh nói rèn luyện cơ thể cũng là sở thích hàng ngày ngoài công việc và cuộc sống cá nhân. “Bình thường tôi vẫn đạp xe đi làm, cứ sáng đi chiều về; cuối tuần tôi có thời gian tập luyện nhiều hơn, đặc biệt có những vấn đề cần thích nghi, ví dụ như là nắng nóng ở miền Trung thì thỉnh thoảng tôi phải đạp xe giữa trưa ở Hà Nội để tạm thích nghi với điều kiện khí hậu các vùng miền mà tôi đi qua”, anh tâm sự.
|
Cuộc hành trình bắt đầu vào khoảng giữa tháng 3 tại Hà Giang, lúc đó thời tiết vẫn còn se lạnh và mát mẻ. Càng đi sâu về phía nam, đặc biệt ở miền Trung nắng nóng rất nhiều, việc tập luyện trước đó giúp anh thích nghi một phần với khí hậu nơi anh đến.
Ngoài hành trình đạp xe, anh còn dừng lại để tiếp xúc với những người khiếm thị. Mỗi tỉnh thành sẽ dừng lại một ngày để tìm hiểu, gặp gỡ và trao đổi công việc hoặc những vấn đề mà họ quan tâm. “Trung bình một ngày tôi sẽ đạp khoảng 80-160 km tùy từng chặng. Chặng dài nhất mà tôi từng đạp là Phan Thiết đến Vũng Tàu, nó là 160km, tùy khoảng cách thực tế mà tôi xuất phát sớm hơn sao cho phù hợp với quãng đường mà tôi cần phải hoàn thành trong 1 ngày để đến đúng điểm”, anh kể.
Người bạn đồng hành với anh trong suốt hành trình 60 ngày chính là chiếc xe đạp. Tính đến điểm dừng chân tại TP.HCM, chiếc xe mới chỉ bị 3 lần thủng xăm. “Những lỗi hỏng lặt vặt tôi có sửa được, tôi cũng mang dụng cụ sửa xe tất cả mọi thứ là lỗi nhỏ đó thì tôi hoàn toàn có thể tự sửa được, lỗi phát sinh lớn hơn, hiện tại vẫn chưa có, chưa đến với tôi, đó là một điều may mắn”.
|
Anh cũng mang theo đủ dụng cụ cắm trại để sẵn sàng hạ lều ở bất kì địa điểm nào. Tuy nhiên, mặc dù mang đến ngày thứ 56 nhưng 8X mới chỉ có cơ hội sử dụng võng.
Theo dõi hành trình của anh trên mạng xã hội, bên cạnh người khiếm thị là đối tượng mà anh làm việc chung, anh còn dành thời gian bắt gặp những con người đặc biệt khác. Nói về điều này, anh khẳng định đó một trải nghiệm cá nhân không bao giờ quên.
“Đôi khi chỉ là nơi để tôi nghỉ dừng chân uống nước, đặc biệt có nhiều người bạn mà tôi vô từng gặp, họ cũng mời tôi về nhà nghỉ để trú chân trong hành trình đó, phải chia sẻ thật đó là những con người rất đặc biệt, kể cả con người từng hỗ trợ tôi sửa xe chẳng hạn.
|
Một chú sửa xe có tuổi nghề vượt qua cả tuổi đời của anh tại Nha Trang đã nhiệt tình giúp anh khắc phục chiếc xe ra sao, hay một nữ tiến sĩ công tác tại Đài thiên văn học sẵn sàng ở một nơi không điện, không nước chỉ để thỏa mãn niềm đam mê tận hưởng bầu trời đêm với ước vọng chiêm ngưỡng các vì sao. Anh gọi đó là những người sống trọn đam mê của bản thân và truyền cho anh nhiều năng lượng tích cực.
Mục tiêu chuyến hành trình vẫn là vì dự án sách nói cho cộng đồng người khiếm thị, chia sẻ với phóng viên, anh nói: “Với 200 triệu chúng tôi đặt mục tiêu nó hỗ trợ cho thư viện sách nói online duy trì nền tảng ứng dụng trên androi và ios trong 2 năm, nó hỗ trợ chúng tôi thu được 1.000 đầu sách từ năm nay đến 2022, đó mục tiêu lớn mà chúng tôi đang muốn đạt được. Với mục tiêu gây quỹ đó hoàn toàn hỗ trợ chúng tôi có thêm người khiếm thị có thể tiếp cận với sách và các văn hóa đọc khác”.
Bình luận (0)