Đáng sợ thứ 'nước mũi' đe dọa vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ

13/06/2021 10:00 GMT+7

Những khối chất nhầy dày đặc bao phủ một vùng biển Marmara ở Thổ Nhĩ Kỳ gây nguy hại cho các sinh vật biển tại đây.

Lớp chất hữu cơ dày, được gọi là chất nhầy biển, đã lan ra vùng biển phía nam Istanbul, bao phủ các bến cảng, đường bờ biển và các đầm lầy trên mặt nước. Một số chìm xuống dưới mặt nước khiến cuộc sống dưới đáy biển trở nên ngột ngạt.
Đoạn video do nhà làm phim tài liệu Tahsin Ceylan ghi lại ngay trước quá trình làm sạch, cho thấy nhiều lớp “nước mũi biển" nổi trên bề mặt nước và bao phủ các loài thực vật biển.

Thợ lặn Mehtap Akbas Ciftci kiểm tra vùng biển bị bao phủ bởi một lớp chất hữu cơ nhầy nhụa.

Reuters

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa nhiều tàu đến để làm sạch mặt biển, ngăn chặn đám chất nhầy này lan rộng.
Theo Bộ Đô thị hóa và Môi trường Thổ Nhĩ Kỳ, nạn đánh cá lậu và thải lưới “ma" sẽ bị ngăn chặn. Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ tuyên bố Marmara là khu vực được bảo vệ vào cuối năm 2021.
Bộ trưởng Môi trường Thổ Nhĩ Kỳ Murat Kurum nói khoảng 1.000 công nhân sẽ đưa chất thải vào bờ và chở đến các cơ sở xử lý của thành phố.
Các nhà khoa học nhận định biến đổi khí hậu ô nhiễm môi trường đã góp phần vào sự sinh sôi của chất nhầy chứa nhiều loại vi sinh vật, có thể phát triển mạnh khi nước thải giàu dinh dưỡng chảy ra biển.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.