Nhà khoa học nước ngoài từng làm việc ở phòng thí nghiệm Vũ Hán nói gì?

28/06/2021 20:00 GMT+7

Nhà khoa học nước ngoài cuối cùng công tác ở phòng thí nghiệm Vũ Hán (Trung Quốc) , bà Danielle Anderson cho biết bà rất ấn tượng về mức độ kiểm soát sinh học của phòng thí nghiệm này.

Nhà vi trùng học Danielle Anderson, chuyên gia Úc về bệnh do dơi gây ra, là nhà khoa học nước ngoài cuối cùng công tác ở phòng thí nghiệm Vũ Hán. Và theo bà, “mọi việc không như người ngoài tưởng tượng”.
Viện Virus học Vũ Hán là cái tên phòng thí nghiệm xuất hiện dày đặc trong các báo cáo và bài viết liên quan đến nguồn gốc dịch Covid-19. Bà Anderson có mặt ở thành phố Vũ Hán vào năm 2019, thời điểm virus gây bệnh Covid-19 bắt đầu lây lan.

Chân dung nhà vi trùng học Danielle Anderson

Sydney Morning Herald

Chuyên gia Úc cho hay bà rất ấn tượng về mức độ kiểm soát sinh học của phòng thí nghiệm ở Viện Virus học Vũ Hán. Theo bà, các nhà nghiên cứu phải trải qua khóa huấn luyện kéo dài 45 giờ trước khi được phép làm việc độc lập ở phòng thí nghiệm.
Chuyên gia Anderson cho hay không có ai mắc bệnh vào thời điểm bà có mặt ở đó, ít nhất là theo bà biết, nói thêm rằng nếu có người nào ngã bệnh thì bà cũng phải mắc bệnh. Nhưng bà Anderson thừa nhận không thể hoàn toàn loại bỏ giả thuyết SARS-CoV-2 có thể bắt nguồn từ phòng thí nghiệm trên. Bà ủng hộ cuộc điều tra về nguồn gốc dịch Covid-19.

Các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được giao nhiệm vụ điều tra nguồn gốc Covid-19 trên đừng đến Viện Virus học Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), ngày 3.2

Reuters

Trước đó, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục cho rằng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm trên. Đầu tháng 6, tiến sĩ Anthony Fauci, Cố vấn Y tế trưởng của Nhà Trắng, kêu gọi Trung Quốc hãy công khai hồ sơ sức khỏe của các nhà nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán.
Có thông tin một số nhà khoa học Trung Quốc đã nhập viện lâu trước khi các ca dịch đầu tiên được ghi nhận vào cuối năm 2019. Kể từ khi xuất hiện ở Vũ Hán, đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 181 triệu người nhiễm bệnh trên toàn thế giới, trong đó đã có 4 triệu ca tử vong.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.