Cả nước ghi nhận 10.489 ca Covid-19, 10.901 ca khỏi
Bản tin
Bộ Y tế tối 16.9 cho biết tính từ 17h ngày 15/9 đến 17h ngày 16.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 10.489 ca nhiễm mới, 10.901ca khỏi bệnh.
Trong ngày, tổng hợp số liệu
tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 239 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành phố nâng tổng số bệnh nhân Covid-19
tử vong lên 16.425 ca.
Ngày 16.9: Cả nước 10.489 ca Covid-19, 10.901 ca khỏi | TP.HCM 5.735 ca
|
Thông tin về 10.489 ca nhiễm mới được công bố tối 16.9 như sau:
- 10.482 ca ghi nhận trong nước, trong đó có 6.537 ca trong cộng đồng. Gồm:
TP.HCM (5.735), Bình Dương (2.998), Đồng Nai (567), Long An (281), Kiên Giang (198), An Giang (126), Tiền Giang (81), Cần Thơ (60), Tây Ninh (58),
Quảng Bình (43), Khánh Hòa (37),
Đồng Tháp (33), Bình Phước (30), Bà Rịa - Vũng Tàu (29),
Bình Thuận (29), Đắk Lắk (26), Bình Định (22), Hà Nội (15), Quảng Ngãi (14),
Ninh Thuận (12), Hậu Giang (10), Cà Mau (9), Phú Yên (9), Đắk Nông (8 ), Bến Tre (7), Sóc Trăng (7), Bạc Liêu (7), Quảng Nam (6), Thanh Hóa (6), Trà Vinh (5),
Nghệ An (4), Thừa Thiên Huế (3), Gia Lai (2),
Đà Nẵng (2), Bắc Ninh (1), Hưng Yên (1), Lâm Đồng (1).
- Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 101 ca. Tại TP.HCM tăng 434 ca, Bình Dương giảm 230 ca, Đồng Nai giảm 241 ca,
Long An giảm 143 ca, Kiên Giang tăng 15 ca.
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 11.347 ca/ngày.
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 656.129 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân,
Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.669 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 651.726 ca, trong đó có 420.777 bệnh nhân đã được
công bố khỏi bệnh.
+ Có 14/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước:
Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu,
Hoà Bình, Yên Bái,
Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Phú Thọ, Ninh Bình.
+ Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai.
+ 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (320.823),
Bình Dương (169.073), Đồng Nai (37.736), Long An (29.570), Tiền Giang (12.642).
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 423.551
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.750 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.640
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.058
- Thở máy xâm lấn: 885
Ngày 16.9: Thông báo 239 ca Covid-19 tử vong tại 12 tỉnh thành
|
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 239 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành phố. Trong đó 234 ca được công bố trong ngày gồm: TP.HCM (160), Bình Dương (46), Long An (10), Tiền Giang (6),
Nghệ An (3), Tây Ninh (2), Bến Tre (2), Thanh Hóa (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1), Cà Mau (1), Hà Nội (1).
- 5 ca tử vong được công bố bổ sung gồm tại Tiền Giang (3), Kiên Giang (2).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 256 ca.
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 16.425 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn so với tỉ lệ 2,1% trên
thế giới (2,1%).
- Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 206.892 xét nghiệm cho 884.347 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện 15.959.983 mẫu cho 46.697.477 lượt người.
- Trong ngày 15.9 có 715.550 liều v
ắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 32.296.517 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 26.307.653 liều, tiêm mũi 2 là 5.988.864 liều.
Lời kêu gọi bảo trợ trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19
Theo số liệu báo cáo của Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM với Ban Văn hóa - Xã hội (Hội đồng nhân dân TP.HCM) ngày 14.9, chỉ riêng tại TP.HCM đã có hơn 1.500 em học sinh rơi vào cảnh mồ côi vì mất đi cha mẹ hoặc người bảo trợ. Con số khiến ai cũng phải bàng hoàng, xót xa thương cảm.
Đứng trước thực trạng đau lòng ấy, Báo Thanh Niên quyết định phát động Chương trình bảo trợ trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19 nhằm giúp đỡ các em vượt qua nỗi đau quá lớn, lấp bớt phần nào khoảng trống tình cảm và nỗi âu lo đời thường, giúp các em có được tình cảm ấm áp và sự chăm sóc tận tình của cộng đồng.
Báo Thanh Niên kêu gọi bảo trợ trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19
|
Quý khán giả, độc giả và nhà hảo tâm hưởng ứng chương trình có thể tham gia bằng một trong hai cách sau đây:
Cách thứ nhất: Gửi thông tin trao đổi về việc nhận bảo trợ trẻ em mồ côi do đại dịch Covid-19 về email: [email protected] hoặc liên hệ số điện thoại: 0933.044.866 (gặp nhà báo Trần Thanh Bình, Ban Công tác bạn đọc). Trên cơ sở khảo sát tìm hiểu và thiết lập hồ sơ từng em mồ côi do đại dịch Covid-19 có hoàn cảnh sống khó khăn, đôi bên sẽ cùng tham gia ký bản thỏa thuận bảo trợ và lên phương án giúp đỡ cụ thể cho từng hoàn cảnh với mức bảo trợ theo từng giai đoạn.
Cách thứ hai: Quý nhà hảo tâm có nhã ý tham gia việc bảo trợ các em theo hình thức trực tiếp chuyển tiền mặt đến Phòng Tài vụ Báo Thanh Niên, số 268-270 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM hoặc chuyển khoản theo thông tin sau:
Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 1471000.000.0115 - Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV- chi nhánh Ba Tháng Hai, TP.HCM. Nội dung ghi: Ủng hộ trẻ mồ côi do dịch Covid-19.
|
Báo Thanh Niên sẽ tính toán điều phối số tiền này cho chương trình một cách công tâm, hợp lý, hiệu quả nhất và sẽ cập nhật, công bố đầy đủ trên các ấn phẩm của Báo Thanh Niên.
Báo Thanh Niên xin được làm nhịp cầu kết nối vạn tấm lòng để chương trình mãi vun đắp tình yêu thương của xã hội đối với những mầm xanh bất hạnh. Nhận được sự tin tưởng trao tặng của quý bạn đọc, chúng tôi nguyện sẽ thực hiện chương trình một cách chu đáo, kịp thời và hiệu quả bằng tất cả tâm huyết của mình. Xin trân trọng cảm ơn tấm lòng của quý khán giả, độc giả và các nhà hảo tâm.
F0 nguy kịch, tử vong giảm mạnh tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19
Ngày 16.9.2021, BSCK2 Trần Thanh Linh, Phó giám đốc phụ trách chuyên môn
Bệnh viện hồi sức Covid-19, cho biết hiện nay bệnh viện đang điều trị trên 660 bệnh nhân, trong đó 150-200 người giảm dần mức độ nặng,
số ca xuất viện cũng đang tăng dần.
Bệnh viện hồi sức Covid-19 đặt tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 ở
thành phố Thủ Đức thuộc tầng cuối trong mô hình điều trị 3 tầng, có quy mô lớn nhất TP.HCM.
Bệnh viện đi vào hoạt động từ ngày 14.7, đến nay đã thu dung hơn 2.900 bệnh nhân nặng và nguy kịch. Trong đó, có 2/3 số bệnh nhân có độ tuổi từ 50 trở lên, kèm bệnh lý nền như béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp.
Ngay sau khi được chuyển đến, các bệnh nhân được sàng lọc, đánh giá mức độ và chuyển đến các khoa phù hợp để điều trị. Đến nay, 50% bệnh nhân đã xuất viện hoặc giảm từ độ nặng sang nhẹ và được chuyển đến bệnh viện tầng dưới tiếp tục điều trị. Số còn lại đang điều trị tại bệnh viện đều là
bệnh nhân nặng, nguy kịch.
F0 nguy kịch, tử vong giảm mạnh tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19
|
Theo bác sĩ Trần Thanh Linh, từ những ngày cuối tháng 8.2021, số bệnh nhân nội trú tại
Bệnh viện hồi sức Covid-19 luôn trên 700 người. Từ đầu tháng 9 đến nay, số bệnh nhân nhập viện giảm dần, bệnh nhân được xuất viện hằng ngày khoảng từ 30-50 ca. Số ca tử vong cũng giảm, từ mỗi ngày 16-17 ca xuống 9-10 ca.
Theo lãnh đạo
Bệnh viện hồi sức Covid-19, để đạt được kết quả này, bên cạnh các biện pháp phòng dịch quyết liệt của TP.HCM, lực lượng y tế đã nỗ lực làm việc hết sức. Bệnh viện được chi viện lực lượng từ nhiều đơn vị ở TP.HCM và các bệnh viện tuyến trung ương.
Ngoài ra, bệnh viện được ưu tiên trang thiết bị, vật tư, tổ chức như một bệnh viện đa khoa có thể triển khai phẫu thuật, mở khí quản, can thiệp mạch vành,
mổ bắt thai cho sản phụ ngay tại chỗ.
Để kéo giảm hơn nữa số ca nhiễm mới, trở nặng và tử vong trong thời gian tới, Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện hồi sức Covid-19 kiến nghị TP.HCM tiếp tục đẩy nhanh tiến độ phủ
vắc xin ngừa Covid-19, Bộ Y tế xem xét sớm cho trẻ em trên 12 tuổi tiêm vắc xin, khi đã bắt đầu đi học trở lại. Đồng thời, người dân dù đã tiêm chủng vẫn phải thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K.
Shipper tất bật check đơn, chờ món ngày đầu được chạy liên quận
Từ ngày 16.9.2021, các ứng dụng giao hàng, đi chợ hộ hay mua đồ ăn, thức uống đã cập nhật lại mục
giao hàng liên quận trên địa bàn TP.HCM theo thông báo từ UBND TP.HCM.
Để được hoạt động liên quận, huyện, các shipper cũng phải đảm bảo các điều kiện an toàn phòng, chống dịch như đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin Covid-19, có trang bị các dấu hiệu nhận diện và xét nghiệm Covid-19 âm tính theo thời gian quy định. Trong đó, chi phí test nhanh Covid-19 tiếp tục được thành phố hỗ trợ.
Shipper tất bật nhận đơn hàng ở một cửa hàng đồ uống tại Q.7 sáng 16.9
|
Trong ngày đầu chạy liên quận trở lại, đơn hàng của các shipper tăng mạnh. Trên đường phố, lực lượng shipper cũng tất bật chạy đi chạy lại giữa các hàng quán.
Shipper của nhiều ứng dụng gọi đồ ăn, giao hàng công nghệ như Grab, Baemin, Shopee Food… nhộn nhịp chia sẻ cách cập nhật thông tin của tài xế như địa chỉ cư trú, xác nhận tiêm ngừa… gửi về hãng trước 17 giờ ngày 15.9 để sẵn sàng cho việc chạy liên quận vào hôm sau.
Shipper tất bật ngày đầu chạy liên quận: Đơn tăng vọt, xếp hàng đợi quán giao
|
Ghi nhận tại một số chốt kiểm soát dịch ở quận 7, shipper được kiểm tra kỹ các yêu cầu trên trước khi lưu thông qua các quận khác.
Lực lượng an ninh tiếp tục kiểm tra shipper trước khi cho phép qua chốt chạy liên quận
|
Shipper được phép chạy liên quận đáp ứng nhu cầu vận chuyển, mua hàng thiết yếu của người dân đang
thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chưa thể hoạt động trở lại do thiếu cả nhân lực lẫn nguyên liệu; các quận huyện vẫn duy trì nhiều chốt chặn kiểm dịch khiến thời gian di chuyển cao dẫn đến phí giao hàng vẫn còn khá cao trong những ngày này.
Ngày đầu chạy liên quận trở lại, shipper Sài Gòn mừng rơn thoát cảnh thất nghiệp
Sau hơn hai tháng nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch bệnh, sáng 16.9.2021, anh Trương Long Nhật, một shipper ở
Q.Gò Vấp (TP.HCM) mới có thể trở lại với công việc của mình.
Ngày 16.9 cũng là ngày đầu tiên TP.HCM cho phép
shipper giao hàng liên quận trở lại sau thời gian chỉ được giao hàng trong khu vực quận, huyện được đăng ký.
Để có thể đi làm, anh Nhật đã dậy sớm để xếp hàng để lấy mẫu
xét nghiệm Covid-19 ở P.17 (Q.Gò Vấp, TP.HCM).
"Từ khi dịch thì ở nhà không, đâu có tiền đâu, sau này mới ra lại thì số lượng người ta đặt ít hơn, thu nhập thấp hơn nhiều, mất 70 đến 80% thu nhập. Giờ được đi làm lại, được
test nhanh miễn phí thì mình yên tâm để chạy hơn vì nhà mình cũng có con nhỏ nữa" anh Nhật chia sẻ.
Ngày đầu chạy liên quận trở lại, shipper Sài Gòn mừng rơn thoát cảnh thất nghiệp
|
Cũng như anh Nhật, sáng 16.9, nhiều shipper khác cũng đã tới trường mầm non Quỳnh Hương (ở P.17, Q.Gò Vấp) để lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19 trước giờ bật app đi làm. Trong thời gian này, lực lượng shipper vẫn sẽ tiếp tục được hỗ trợ
test nhanh Covid-19 miễn phí.
Để hỗ trợ các shipper lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19, Q.Gò Vấp đã tổ chức điểm lấy mẫu tại trường mầm non Quỳnh Hương (P.17, Q.Gò Vấp) thực hiện trong tất cả các ngày trong thời gian từ 5 giờ đến 9 giờ sáng.
Ngoài ra, từ ngày 16.9, cứ hai ngày một lần sẽ có thêm 3 điểm lấy mẫu xét nghiệm nữa ở phường 8, phường 10, và phường 16. Các điểm lấy mẫu sẽ sử dụng
kit test nhanh để xét nghiệm, sau khoảng 15 phút sẽ có kết quả. Việc xét nghiệm hoàn toàn miễn phí. Các shipper sau khi lấy mẫu xét nghiệm nếu có kết quả âm tính sẽ được cấp giấy xác và có thể sử dụng để đi làm.
Siêu thị quận chuẩn bị 7 sẵn sàng đón khách: Người dân phải có phiếu đi chợ
Sáng 16.9.202, cùng với người dân ở huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ, đây là ngày đầu tiên người dân quận 7 (TP.HCM)
được đến siêu thị mua sắm trở lại sau gần 1 tháng thực hiện “ai ở đâu thì ở đó”.
3 quận, huyện này là các địa phương được đánh giá cơ bản kiểm soát được dịch với tỉ lệ phủ vắc xin
Covid-19 cao và số ca nhiễm ghi nhận ở mức thấp ổn định.
Siêu thị quận chuẩn bị 7 sẵn sàng đón khách: Người dân phải có phiếu đi chợ!
|
Sáng 16.9, ghi nhận tại quận 7, hầu hết các siêu thị như Co.op Xtra, Lotte Mart… đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa và các yêu cầu phòng dịch của thành phố trước giờ đón khách trở lại.
Người dân đi siêu thị mua hàng phải có phiếu đi chợ do UBND phường cấp, giấy xác nhận tiêm vắc xin và ở vùng xanh
|
Để đảm bảo an toàn cho khách hàng, tất cả nhân viên siêu thị đều phải tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin
Covid-19, đủ thời gian tiêm mũi 2 và đang cư trú trong vùng xanh trên địa bàn quận 7.
Khi đủ thời gian tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19,
UBND quận 7 sẽ phối hợp Trung tâm y tế quận hỗ trợ tiêm mũi 2 để đủ điều kiện cho nhân viên đi làm. Các nhân viên là F0 khỏi bệnh và hoàn thành cách ly đủ 14 ngày sẽ được phép đi làm như nhân viên đã tiêm đủ 2 mũi vacxin.
Nhân viên siêu thị Co.op Xtra Tân Phong (Q.7) tất bật làm việc sáng 16.9.2021
|
UBND Quận 7 cũng hỗ trợ dụng cụ xét nghiệm cho các doanh nghiệp tự thực hiện xét nghiệm định kỳ 5 ngày 1 lần và báo kết quả về tổ công tác giám sát.
Để đến siêu thị mua sắm, người dân trong vùng xanh đủ điều kiện ra ngoài (như F0 đã khỏi bệnh và đủ thời gian cách ly, người
tiêm đủ 2 liều vắc xin Covid-19) ở quận 7 cần phải có phiếu đi chợ do UBND phường phát.
Buổi sáng đầu tiên được đi mua sắm trực tiếp trở lại, người dân quận 7 cũng có mặt tại siêu thị từ rất sớm. Tuy nhiên, vì là ngày đầu tiên, phiếu đi chợ chưa kịp phát rộng rãi nên số lượng người đến mua sắm cũng chưa thực sự nhiều.
Hầu hết các siêu thị như Co.op Xtra, Lotte Mart… đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa và các yêu cầu phòng dịch của thành phố trước giờ đón khách trở lại.
|
Chị Đào Hằng - người dân Q.7 đến siêu thị mua sắm vào sáng 16.9, cho biết chị đã chuẩn bị cả khẩu trang, kính chống giọt bắn kỹ càng để đảm bảo 5K khi đi siêu thị.
Những ngày qua mình đặt đồ ăn online, có gì mua đấy. Giờ được vào siêu thị thì mặt hàng đầy đủ hơn, nhiều lựa chọn hơn" chị Hằng cho hay.
Đại diện các siêu thị trên địa bàn quận 7 thông tin, bên cạnh đại diện các hộ dân trong "vùng xanh" của quận được đi siêu thị mỗi tuần một lần thì lực lượng giao hàng
công nghệ, lực lượng tham gia công tác chống dịch trên địa bàn quận; đại diện các đơn vị được phép hoạt động sản xuất
kinh doanh và lực lượng đi chợ hộ là những đối tượng tiếp tục
được phép đi siêu thị trong thời gian quận 7 thí điểm tái mở cửa này.
Xếp hàng mua bánh Trung thu ở tiệm lâu đời nhất nhì Sài Gòn
Chiều 15.9.2021, khá đông người dân và lực lượng shipper đã xếp hàng chờ mua bánh Trung thu ở tiệm bánh Như Lan -
tiệm bánh truyền thống hơn 50 tuổi nổi tiếng ở TP.HCM.
Đây cũng là tiệm bánh Trung thu
hiếm hoi mở cửa bán mang đi trong mùa Tết Trung thu năm nay sau khi hàng quán ở TP.HCM được bán mang đi trở lại.
Xếp hàng chờ cả tiếng đồng hồ mua bánh Trung thu ở tiệm lâu đời nhất nhì Sài Gòn
|
Trước đó, tiệm bánh Như Lan còn phục vụ thực phẩm chế biến sẵn cho lực lượng công an, bộ đội, cán
bộ y tế tuyến đầu.
Bác sĩ Hồng Anh (Viện huyết học truyền máu Trung ương) theo đoàn vào hỗ trợ miền Nam chống dịch được 3 tuần. Chiều 15.9, sau khi kết thúc ca trực, bác sĩ cùng đồng nghiệp ghé tiệm mua một số đồ ăn chế biến sẵn và bánh trung thu để thưởng thức.
"Đi qua đây thấy mọi người bảo bánh trung thu Như Lan rất ngon. Bánh trung thu Như Lan nổi tiếng ở Sài Gòn rồi. Mọi người bảo ăn thử nên hôm nay qua ăn thử xem sao. Mình nghĩ phải ngon và đặc biệt thế nào thì mọi người mới ăn đông như thế" bác sĩ Hồng Anh chia sẻ.
Nhân bánh tại tiệm Như Lan khá đa dạng, từ yến vi cá, thập cẩm gà quay đến sầu riêng… Giá bán từ 75.000 đến 265.000 đồng/chiếc.
|
Nhiều tuyến đường từng là “thiên đường bánh” như
Cách Mạng Tháng 8 (ở quận 1 và quận 3), Nguyễn Tri Phương, Thành Thái (ở quận 10)… đều không có gian hàng bánh Trung thu nào xuất hiện.
Cả gia đình đi tiêm vắc xin Covid-19 với hy vọng “thẻ xanh Covid”
Nhận được thông báo của tổ trưởng, sáng 19.6.2021, gia đình bà Trần Thị Kim Chi ở P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM đã tới điểm tiêm chủng trên địa bàn để
tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ hai sau 3 tuần tiêm mũi một vắc xin Vero Cel của hãng Sinopharm.
Sáng 16.9.2021, nhiều người dân ở phường 10 cũng đã tới điểm tiêm chủng ở trường Trung học cơ sở Quang Trung để tiêm vắc xin Covid-19. Người dân sau khi ghi thông tin, đã được
khám sàng lọc rồi tới bàn tiêm chủng. Bên cạnh một số người đã tiêm mũi hai, một số người cũng đã đăng ký để tiêm mũi một với mong muốn có thể sớm được đi làm lại.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, tính đến 7 giờ 30 phút ngày 16.9, đã có hơn 8,4 triệu liều vắc xin Covid-19 cho người dân trên địa bàn TP.HCM. Trong đó, có hơn 6,66 triệu mũi 1 và hơn 1,75 triệu mũi 2.
Cả gia đình đi tiêm vắc xin Covid-19 với hy vọng “thẻ xanh Covid”
|
Đáng chú ý, số liều vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho người trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 969.451 liều. Hiện đã có hơn 2,2 triệu mũi
vắc xin Vero Cell của hãng Sinopharm đã được tiêm cho người dân.
Mục tiêu ban đầu của TP.HCM là ở giai đoạn 1, từ ngày 1 đến ngày 15.9, thành phố sẽ tiêm 90% mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên và 15% mũi 2, nhưng đến nay đã vượt chỉ tiêu.
Đến giai đoạn 2, từ ngày 16 đến ngày 30.9 thành phố đặt mục tiêu mũi 2 đạt 42%, nếu có vắc xin có thể đạt 50%. Đến ngày 15.10 thì đạt 80% mũi 2, sau đó đạt 100% với điều kiện được cung cấp đủ
vắc xin.
Hiện mỗi ngày trung bình toàn TP.HCM tiêm được 200.000 mũi vắc xin Covid-19. Một số quận, huyện vừa tiêm mũi 2 vừa kêu gọi người dân chưa tiêm mũi 1 ra tiêm vét mà không cần nhắn tin mời, không kể thường trú hay
tạm trú, chỉ cần mang theo giấy tờ tùy thân, kể cả người nước ngoài.
Còn rất nhiều
tin tức, phóng sự đáng chú ý khác trong
Bản tin Covid-19 ngày 16.9 lúc 20 giờ trên các nền tảng của Báo
Thanh Niên.
Bình luận (0)