Theo đó, từ sáng sớm 14.11, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Bình đã tăng cường 100% quân số trực chiến, lên phương án chi tiết và hướng về các vùng trọng điểm nhằm giúp người dân phòng chống
bão số 13.
Bão số 13 chỉ còn cách Đà Nẵng 170 km, sức gió giật cấp 15
|
Toàn bộ tàu thuyền đã vào trú ẩn
Báo cáo từ Bộ đội biên phòng Quảng Bình cho hay, đến thời điểm này, toàn bộ 6.564 tàu cá của ngư dân Quảng Bình và 147 tàu cá của ngư dân ngoại tỉnh đã vào khu neo đậu an toàn tại các âu thuyền, bến bãi, như: cảng Hòn La, cảng Gianh, âu thuyền Nhật Lệ.
Tàu thuyền nhỏ vào trú ẩn tại TP.Đồng Hới
|
Trong khi đó, lực lượng biên phòng các nơi đã phối hợp chính quyền địa phương và các lực lượng khác hỗ trợ nhân dân trên địa bàn chằng chống nhà cửa, sắp xếp tàu thuyền. Đến nay đã hỗ trợ chằng chống trên 245 nhà, sắp xếp neo đậu 2.168 tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn.
Bộ đội biên phòng Quảng Bình giúp chằng chống nhà cửa người dân chống bão
|
Trước đó, để phòng chống cơn
bão số 13, ngày 13.11, UBND tỉnh Quảng Bình có công điện gửi các đơn vị, địa phương trên địa bàn, yêu cầu khẩn trương thực hiện nhiều biện pháp như: tổ chức trực ban 24/24, theo dõi chặt chẽ bản tin, cảnh báo diễn biến của bão số 13 để triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không chủ quan, lơ là.
Lực lượng Biên phòng Quảng Bình bám sát địa bàn, giúp đỡ người dân phòng chống bão số 13
|
Đáng lưu ý,
UBND tỉnh Quảng Bình đã có những chỉ đạo cụ thể liên quan đến con người và phương tiện tàu thuyền. Theo đó, không cho tàu thuyền ra khơi kể từ 10 giờ ngày 13.11 cho đến khi bão tan, không còn cảnh báo rủi ro thiên tai theo dự báo, cảnh báo; khẩn trương rà soát, tổ chức sơ tán, di dời người dân đến các nhà kiên cố cao tầng đảm bảo an toàn trước khi bão, lũ xảy ra (hoàn thành trước 16 giờ ngày 14.11).
Biên phòng Quảng Bình kêu gọi tàu thuyền vào trú ẩn và tổ chức phòng chống bão số 13
|
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm; nhất là tại các khu vực ven biển, cửa sông, khu vực có nguy cơ ngập sâu, sạt lở. Tiếp tục rà soát các điểm dân cư có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân, cán bộ, chiến sĩ,
người lao động đến nơi an toàn.
Bão số 13: Chú bé hơn tháng tuổi và chuyến chạy bão đầu đời ở Quảng Trị
|
Đề phòng sạt lở, không tích trữ nước hồ chứa
Một vấn đề nữa là Quảng Bình yêu cầu vận hành, điều tiết nước trong các hồ chứa, nhất là các hồ chứa nhỏ để đón đợt mưa lũ mới theo nguyên tắc đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân vùng hạ du và an toàn đập, hồ chứa; tuyệt đối không chủ quan, tích trữ nước, khi lũ lên lại xả nước gây lũ chồng lũ vùng hạ du. Phân công cụ thể, bố trí lực lượng thường trực tại các hồ chứa đã đầy nước, hồ chứa có nguy cơ mất an toàn để kịp thời xử lý các sự cố, có phương án chủ động sơ tán dân cư ở hạ lưu để đảm bảo an toàn khi có tình huống xảy ra.
Xử lý khơi thông dòng chảy để đảm bảo an toàn cho hồ thủy lợi Dạ Lam ở H.Lệ Thủy
|
Để phòng chống bão số 13, các sở, ngành, địa phương đã sẵn sàng triển khai phương án ứng phó bão mạnh và siêu bão đã được UBND tỉnh phê duyệt; sẵn sàng di dời dân khỏi vùng nguy hiểm, vùng ven biển, cửa sông. Quảng Bình dự kiến di dời 20.290 hộ/76.069 dân trong trường hợp khẩn cấp với bão cấp 12 – 13.
Lực lượng chức năng khắc phục một điểm sạt lở trên QL 9E
|
Tình hình
sạt lở do ảnh hưởng của bão số 13 cũng là một vấn đề đáng quan tâm ở Quảng Bình hiện tại, bởi thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng và nguy cơ tiếp tục sạt lở vẫn còn rất cao; nhất là nếu mưa lớn kéo dài. Thống kê cho thấy, Quảng Bình hiện có 107 điểm có nguy cơ sạt lở, có thể gây ảnh hưởng đến 4.019 hộ/14.767 khẩu.
Đường phố Đà Nẵng vắng hoe, nín thở trước giờ cuồng phong bão số 13 đổ bộ
|
Bình luận (0)