Cụ thể, Viện ASEAN sẽ chuyển giao cho GAVI công nghệ chế biến sâu các sản phẩm Nano Silica, Nano Biochar từ vỏ trấu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tận dụng phế phẩm nông nghiệp canh tác hướng hữu cơ giúp GAVI mở rộng chuỗi giá trị lúa gạo theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn.
Đại diện Viện ASEAN ký kết hợp tác chiến lược cùng Công ty cổ phần GAVI |
Việt Nam giữ 3,5 triệu ha đất lúa đến năm 2030 theo Nghị quyết của Quốc hội. Việc sử dụng phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp là một trong những nguồn phát thải đáng kể khí nhà kính. Vì vậy, sự hợp tác giữa GAVI và Viện ASEAN được kỳ vọng cung cấp giải pháp khuyến khích chuyển đổi mô hình canh tác từ phân bón hóa học sang phân bón hữu cơ vi sinh trong nỗ lực chung hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng zero vào 2050 mà Thủ tướng cam kết tại COP 26.
Bà Lê Hoàng Đài Trang, Chủ tịch HĐQT GAVI cho biết công ty có 11 năm cung ứng gạo cho thị trường nội địa và hơn 10 quốc gia, công suất thiết kế lên tới 500.000 tấn gạo/năm, phế phụ phẩm hơn 100.000 tấn trấu/năm.
Bình luận (0)