Viễn cảnh con người mọc lại chi

22/05/2013 14:40 GMT+7

(TNO) Khả năng mọc lại chi đã mất ở kỳ giông có thể cung cấp manh mối cho những liệu pháp điều trị trong tương lai liên quan đến chấn thương cột sống ở người.

(TNO) Khả năng mọc lại chi đã mất ở kỳ giông có thể cung cấp manh mối cho những liệu pháp điều trị trong tương lai liên quan đến chấn thương cột sống ở người.

Hệ miễn dịch của kỳ giông là điểm quan trọng nhất cho khả năng tái tạo thần kỳ của chúng, và cũng có thể đóng vai trò trung tâm trong việc phục hồi tủy sống, tế bào não và thậm chí những bộ phận của tim, theo các chuyên gia của Đại học Monash (Úc).

Viễn cảnh con người mọc lại chi
Giới khoa học cho rằng một ngày nào đó con người cũng có khả năng như kỳ giông - Ảnh: Joe Armao

Khi các tế bào miễn dịch có tên đại thực bào được gỡ bỏ có hệ thống, kỳ giông mất đi khả năng mọc lại các chi mà thay vào đó hình thành nên mô sẹo.

“Giờ đây, chúng ta cần phát hiện cơ chế đằng sau sự đóng góp của đại thực bào vào quá trình tái tạo chi”, theo tờ The Canberra Times dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu James Godwin.

Năng lực tái tạo trên không chỉ xuất hiện ở kỳ giông, mà còn ở những loài vật khác, nhưng trong hầu hết các trường hợp, cơ chế tiến hóa đã tắt đi khả năng này.

Chuyên gia Godwin dự đoán trong tương lai con người có thể hưởng lợi từ hoạt động mọc lại các bộ phận trong cơ thể, nếu chịu khó nghiên cứu kỹ càng trường hợp của kỳ giông.

“Chúng tôi cần phải biết chính xác là kỳ giông đã làm gì, và cách của chúng làm như thế nào, để có thể đảo ngược quá trình đó và áp dụng thành liệu pháp ở người”, theo Godwin.

Hạo Nhiên

>> Thử nghiệm điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
>> Bệnh nhi đầu tiên trên thế giới ghép khí quản từ tế bào gốc
>> Ứng dụng công nghệ tế bào gốc điều trị liệt tủy sống
>> Phát triển mô thận từ tế bào gốc
>> Ứng dụng tế bào gốc điều trị bàn chân đái tháo đường
>> Chữa bệnh điếc bằng tế bào gốc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.