(TNO) Những thiết bị nhìn xuyên màn đêm có thể được thu nhỏ đáng kể, và theo các chuyên gia Mỹ, sẽ sớm có kính áp tròng hồng ngoại thay cho các thiết bị cồng kềnh hiện nay.
|
Đó là dự đoán của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Michigan, nhóm vừa tạo ra vật liệu phát hiện ánh sáng hồng ngoại đầu tiên hoạt động ở nhiệt độ trong phòng.
Công nghệ nhìn xuyên đêm cho phép mắt người có thể thấy ánh sáng vượt ngoài khả năng của mình, cũng như nhiệt độ tỏa ra từ cơ thể của người và động vật trong đêm tối.
“Chúng tôi có thể tạo ra thiết kế ở mức siêu mỏng, đủ sức tích hợp vào kính áp tròng hoặc điện thoại thông minh”, theo Huffington Post dẫn lời tiến sĩ Zhaohui Zhong.
Chìa khóa của công nghệ mới là siêu vật liệu nhẹ nhưng cực bền gọi là graphene.
Thông thường, graphene chỉ hấp thụ khoảng 2,3% ánh sáng chiếu đến, không đủ để phát ra tín hiệu hồng ngoại, nhưng nếu kết hợp hai lớp graphene với chất cách ly, các nhà nghiên cứu có thể đẩy mạnh tín hiệu lên đáng kể.
Kết quả là cảm biến làm từ hai lớp graphene chèn lên nhau có thể phát hiện được quang phổ hồng ngoại toàn phần, bên cạnh ánh sáng thấy được và tia cực tím, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Nanotechnology.
Phi Yến
>> Kính áp tròng nhận tin nhắn
>> Kính áp tròng theo dõi bệnh tiểu đường
>> Mắt đẹp với kính áp tròng
>> Lưu ý khi dùng kính áp tròng
Bình luận (0)