Theo đó, việc tạo ra một hệ thống thao trường mạng - Cyber Range sẽ giúp ích cho các học viên nghiên cứu những tình huống tấn công thực tế của tin tặc ra sao, nhờ đó tích lũy được kinh nghiệm xử lý nếu có tấn công thật xảy ra.
Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng ảo hóa, mô phỏng gần như đầy đủ các hệ thống mạng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xung yếu và tiêu biểu bao gồm các hệ thống máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng, thiết bị điều khiển công nghiệp ICS/SCADA, các hệ thống công nghệ thông tin và các hệ thống phòng vệ an ninh mạng điển hình...
Không những vậy, hệ thống thao trường mạng còn có các máy tấn công tự động theo kịch bản, hệ thống sinh các dữ liệu mạng hợp lệ và bất thường, mô phỏng các cuộc tấn công mạng quy mô lớn với hơn 6.000 kiểu tấn công khác nhau, 100 kỹ thuật né tránh và phòng vệ, hàng chục kiểu tấn công DDoS, 30.000 loại mã độc thực tế và các dạng Botnet cũng như máy chủ điều khiển chỉ huy C&C của nhiều chủng mã độc (Duqu, TDL4, ZeroAccess, Zeus...).
Ứng dụng hệ thống thao trường mạng trong đào tạo giúp các học viên được đối mặt trực tiếp với kịch bản tấn công như những gì đang diễn ra trong thực tế với nhiều cấp độ khác nhau, có kỹ năng làm việc nhóm và ứng phó với các sự cố dồn dập, bất ngờ, tự tạo ra các kịch bản tấn công mới và hoạt động như một phòng Lab để kiểm tra thử năng lực của các hệ thống CNTT, đưa ra các giải pháp an ninh mạng hay phân tích mã độc.
Bình luận (0)