(TNO) Trao đổi vớiThanh Niên Online, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, bảo hiểm đôi chân cầu thủ cũng có thể sẽ được cơ quan này xem xét đưa vào loại bảo hiểm đặc thù.
Chưa có công thức tính phí cho bảo hiểm đôi chân
Đại diện Hội CĐV Sông Lam Nghệ An tại Đà Nẵng góp tiền hỗ trợ cho cầu thủ Anh Khoa, cầu thủ dính chấn thương nặng sau pha vào bóng nguy hiểm của Quế Ngọc Hải - Ảnh: Đông Nghi
|
Theo ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Chính sách Bảo hiểm y tế (thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam), đối với loại bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, hiện nay chỉ có “gói” bảo hiểm y tế (BHYT) cơ bản. Đối với cầu thủ bị chấn thương trong thi đấu vẫn được chi trả. Tuy nhiên, tùy từng mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Hiện tại BHYT chỉ chi trả những dịch vụ cơ bản, còn với những trường hợp bị thương nặng yêu cầu kỹ thuật khó hoặc phải điều trị ở nước ngoài thì người sử dụng dịch vụ sẽ phải tự trả tiền.
Ông Sơn cũng cho hay, theo Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị về BHYT, lộ trình đến năm 2018, ngoài gói BHYT cơ bản có mức đóng bằng 4,5% lương tối thiểu, BHXH đang xây dựng thêm gói y tế đặc thù dành cho những người nhiễm HIV, lao, tim mạch….
Đối với bảo hiểm thể thao nói chung và bảo hiểm đôi chân cho các cầu thủ nói riêng cũng có thể sẽ được xem xét đưa vào loại bảo hiểm đặc thù. Hiện nay đang trong quá trình xây dựng nên cụ thể công thức tính mức phí chưa thể nói được.
Tương tự, đại diện các hãng bảo hiểm như AIA, Prudential… cho biết chỉ phát triển bảo hiểm nhân thọ, còn các gói bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm thể thao chưa bán.
Một tư vấn viên của một hãng bảo hiểm trong nước cho hay, ngay cả ngói bảo hiểm tai nạn cũng chỉ có quy định dành cho đối tượng từ 12-65 tuổi, không có bệnh tật nặng, không có quy định nào liên quan đến bảo hiểm thương tật trong luyện tập hoặc chơi thể thao.
Tuy nhiên, nhân viên này tư vấn, nếu khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm trong chơi thể thao, công ty sẽ “linh hoạt” tạo điều kiện bằng cách tư vấn cho khách hàng mua gói bảo hiểm tai nạn. Mức phí sẽ tăng 1,5 lần so với mức phí mua gói bảo hiểm tai nạn (mức bán cao nhất hiện nay cho gói bảo hiểm tai nạn là 100 triệu đồng).
Gói bảo hiểm này sẽ chỉ được áp dụng khi mua cho các vận động viên tham gia tham gia một giải đấu ngắn, không áp dụng cho VĐV tham gia nhiều giải đấu trong thời gian dài.
VFF không có quyền can thiệp vào việc mua bảo hiểm của CLB
Hiện tại BHYT chỉ chi trả những dịch vụ cơ bản, còn với những trường hợp bị thương nặng yêu cầu kỹ thuật khó hoặc phải điều trị ở nước ngoài thì người sử dụng dịch vụ sẽ phải tự trả tiền.
Ông Sơn cũng cho hay, theo Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị về BHYT, lộ trình đến năm 2018, ngoài gói BHYT cơ bản có mức đóng bằng 4,5% lương tối thiểu, BHXH đang xây dựng thêm gói y tế đặc thù dành cho những người nhiễm HIV, lao, tim mạch….
Đối với bảo hiểm thể thao nói chung và bảo hiểm đôi chân cho các cầu thủ nói riêng cũng có thể sẽ được xem xét đưa vào loại bảo hiểm đặc thù. Hiện nay đang trong quá trình xây dựng nên cụ thể công thức tính mức phí chưa thể nói được.
Tương tự, đại diện các hãng bảo hiểm như AIA, Prudential… cho biết chỉ phát triển bảo hiểm nhân thọ, còn các gói bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm thể thao chưa bán.
Một tư vấn viên của một hãng bảo hiểm trong nước cho hay, ngay cả ngói bảo hiểm tai nạn cũng chỉ có quy định dành cho đối tượng từ 12-65 tuổi, không có bệnh tật nặng, không có quy định nào liên quan đến bảo hiểm thương tật trong luyện tập hoặc chơi thể thao.
Tuy nhiên, nhân viên này tư vấn, nếu khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm trong chơi thể thao, công ty sẽ “linh hoạt” tạo điều kiện bằng cách tư vấn cho khách hàng mua gói bảo hiểm tai nạn. Mức phí sẽ tăng 1,5 lần so với mức phí mua gói bảo hiểm tai nạn (mức bán cao nhất hiện nay cho gói bảo hiểm tai nạn là 100 triệu đồng).
Gói bảo hiểm này sẽ chỉ được áp dụng khi mua cho các vận động viên tham gia tham gia một giải đấu ngắn, không áp dụng cho VĐV tham gia nhiều giải đấu trong thời gian dài.
VFF không có quyền can thiệp vào việc mua bảo hiểm của CLB
Quy chế bóng đá chuyên nghiệp có quy định, CLB có trách nhiệm mua BHYT, bảo hiểm xã hội cho HLV, VĐV - Ảnh: Khả Hòa
|
Ông Nguyễn Minh Ngọc - trưởng ban tổ chức V-League thuộc Công ty cổ phần bóng chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) cho biết, theo mục 8 Điều 12 Quy chế bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi năm 2015 có quy định, CLB có trách nhiệm mua BHYT, bảo hiểm xã hội cho HLV, VĐV. Quy chế không quy định CLB phải mua bảo hiểm đôi chân cho cầu thủ vì đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện.
Hơn nữa, theo ông Ngọc, ở Việt Nam cũng chưa có công ty bảo hiểm quốc nội nào bán gói bảo hiểm thân thể nên cũng gây khó khăn cho nhiều CLB muốn mua loại hình bảo hiểm này.
Còn một đại diện của Phòng pháp lý và tư cách cầu thủ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cho hay, ngay cả FIFA hay AFC, AFF cũng không bắt buộc CLB phải thực hiện việc đóng bảo hiểm đôi chân vì điều này phụ thuộc vào luật pháp của từng nước.
Thực tế, trong hợp đồng mẫu mà VFF đã ban hành có nói rõ CLB và cầu thủ có trách nhiệm thực hiện việc đóng bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật và việc này sẽ được cơ quan bảo hiểm kiểm tra chứ VFF không có thẩm quyền can thiệp, kể cả sau này có bảo hiểm thân thể.
Hơn nữa, theo ông Ngọc, ở Việt Nam cũng chưa có công ty bảo hiểm quốc nội nào bán gói bảo hiểm thân thể nên cũng gây khó khăn cho nhiều CLB muốn mua loại hình bảo hiểm này.
Còn một đại diện của Phòng pháp lý và tư cách cầu thủ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cho hay, ngay cả FIFA hay AFC, AFF cũng không bắt buộc CLB phải thực hiện việc đóng bảo hiểm đôi chân vì điều này phụ thuộc vào luật pháp của từng nước.
Thực tế, trong hợp đồng mẫu mà VFF đã ban hành có nói rõ CLB và cầu thủ có trách nhiệm thực hiện việc đóng bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật và việc này sẽ được cơ quan bảo hiểm kiểm tra chứ VFF không có thẩm quyền can thiệp, kể cả sau này có bảo hiểm thân thể.
Chuyên gia Nguyễn Văn Vinh: "Không chuyên nghiệp từ những người có trách nhiệm"
Năm 2012, 2013, tôi từng được BTC giải U.21 mời bình luận về giải U.21 tại Ninh Thuận. Khi đó dù chỉ là một thành viên phụ không trực tiếp tham gia vào giải, tôi vẫn được BTC mua bảo hiểm. Bệnh một cái có giấy bác sĩ khám bệnh rõ ràng, được chi trả tiền đầy đủ. Một giải trẻ mà đã như vậy, không hiểu sao một giải lớn như V-League lại nói rằng không có bảo hiểm cho các thành viên trong giải! VFF, VPF hô hào các đội, cầu thủ chuyên nghiệp mà chỉ riêng việc nhỏ vậy đã không chuyên nghiệp.
Lẽ ra với số tiền tài trợ giải đấu cao và chi phí các CLB thành viên đóng góp cho bộ máy VPF thì BTC phải mua bảo hiểm cho tất cả các lực lượng tham gia giải. Điều đó cho thấy hoặc VFF, VPF thiếu hiểu biết, hoặc chẳng tìm hiểu để đưa ra các quy định bắt buộc phải có bảo hiểm từ VFF đến các thành viên của giải, đụng chuyện thì ngó lơ hoặc cho tiền như kiểu ban ơn. Như trường hợp cầu thủ nữ Lê Thị Thu mới đây, hay như vụ Anh Khoa thì đẩy hết trách nhiệm cho Quế Ngọc Hải, trong khi BTC đúng ra lo bảo hiểm mới phải. Chuyên gia Vũ Tiến Thành: "Thiếu vai trò của cơ quan quản lý nhà nước" Rất nhiều trường hợp chấn thương nặng dẫn đến giã từ sự nghiệp không chỉ ở bóng đá mà còn nhiều môn khác như Nguyễn Thị Thà ở xe đạp hay Lê Thị Huệ trong môn vật... đều cho thấy họ không được bảo hiểm thân thể, nên khi xảy ra chuyện thì chẳng được đền bù thỏa đáng và trở thành gánh nặng cho gia đình. Rõ ràng ở đây thiếu vai trò của cơ quan quản lý nhà nước khi không có sự quan tâm thấu đáo đến chuyện bảo hiểm, xem tính mạng VĐV như trò đùa. Hãy xem các CLB nước ngoài như Man City hay Arsenal sang Việt Nam, họ đều yêu cầu chuyện bảo hiểm tại Việt Nam. Hoặc như người đi máy bay lỡ có sự cố thì cũng được phía hàng không bảo đảm. Vậy tại sao Tổng cục TDTT hay VFF và các tổ chức Liên đoàn khác khi tổ chức bất cứ giải đấu nào lại không chú trọng đến chuyện đảm bảo thân thể cho các thành viên trong giải do mình tổ chức? Cách đây khoảng 5 năm, bác sĩ Tuấn Nguyễn từng sang Việt Nam chữa trị chấn thương cho rất nhiều VĐV như Nguyễn Thị Nụ, Nguyễn Công Minh, Phạm Hùng Dũng... đã rất đau xót khi thấy VĐV như bị bỏ rơi khi dính chấn thương. Họa hoằn lắm thì được chút ít tiền xem như là đền bù của cơ quan có trách nhiệm, mà lẽ ra họ xứng đáng được hưởng nhiều hơn nếu có bảo hiểm. |
Bình luận (0)