Việt Nam tiếp cận 150 triệu liều vắc xin Covid-19 trong năm nay

28/05/2021 05:46 GMT+7

Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương thành lập các tổ tiêm chủng và tổ cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng, huy động tối đa nhân lực, để khi tiếp nhận vắc xin Covid-19 có thể triển khai tiêm ngay.

Sẽ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin Covid-19 “made in V N”

Ngày 27.5, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết trong chiều cùng ngày, Bộ Y tế và UBND tỉnh Bắc Ninh triển khai tiêm vắc xin Covid-19. Sau đó rút kinh nghiệm để triển khai ở các tỉnh khác cho lực lượng công nhân trong các khu công nghiệp cùng với việc tiêm vắc xin cho các đối tượng ưu tiên khác.

Các vắc xin Covid-19 nổi tiếng ở Việt Nam sử dụng công nghệ gì?

Cũng theo ông Tuyên, sau 1,68 triệu liều vắc xin Covid-19 tiếp nhận đợt 2 từ COVAX Facility ngày 16.5 và đã được Bộ Y tế phân bổ cho các địa phương, tối 25.5 có thêm 288.000 liều vắc xin của AstraZeneca (Anh) về Việt Nam từ nguồn nhập khẩu, thông qua Công ty CP vắc xin Việt Nam (Việt NamVC) và đang được bảo quản tại TP.HCM.
Số vắc xin này sẽ tiếp tục được phân bổ cho các tỉnh, trong đó có Bắc Ninh và Bắc Giang. Như vậy, cùng với số vắc xin đã được phân bổ trước, mỗi tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang sẽ tiếp nhận 150.000 liều vắc xin Covid-19.
Ông Tuyên cho biết COVAX Facility cam kết viện trợ khoảng 39 triệu liều, Bộ Y tế đặt mua thêm từ COVAX 10 triệu liều. Ngoài ra, Bộ Y tế đặt mua và nhận được cam kết của AstraZeneca 30 triệu liều; tiếp cận của Pfizer (Mỹ) khoảng 30 triệu liều và đặt mua của Pfizer thêm 10 triệu liều nữa.
Như vậy có khoảng 110 triệu, thêm các nguồn tài trợ khác, dự kiến Việt Nam có thể đạt được 150 triệu liều vắc xin Covid-19 trong năm nay. Tuy nhiên, vắc xin về vào thời điểm nào, và số liệu thực tế tiếp nhận vẫn phụ thuộc nhà cung cấp.
Dự kiến, tháng 6 - 7, theo thông báo của các nhà cung cấp, có thể tiếp nhận khoảng 5 triệu liều vắc xin về Việt Nam, trong đó có vắc xin của Pfizer. Bộ Y tế cố gắng năm nay tiếp cận 150 triệu liều vắc xin và tất cả vắc xin về Việt Nam phải được tiêm hết. Trong nước sẽ tổng lực tiêm vắc xin phòng dịch, sử dụng hiệu quả.
Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương thành lập các tổ tiêm chủng và tổ cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng, huy động tối đa nhân lực, để khi tiếp nhận vắc xin Covid-19 có thể triển khai tiêm ngay. Hiện tại, hệ thống y tế của Việt Nam tiêm vắc xin cho khoảng 1,2% dân số.

TP.HCM phát hiện ca nghi nhiễm Covid-19 không liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng

Về vắc xin “made in VN”, Công ty Nanogen (TP.HCM) đã sẵn sàng cho chuẩn bị nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Công ty IVAC (Bộ Y tế) chuẩn bị TNLS giai đoạn 2. Đặc biệt, Công ty Nanogen sau khi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin Nano Covax đạt yêu cầu, được Hội đồng chuyên môn, Hội đồng y đức đánh giá đạt yêu cầu, Bộ Y tế sẽ xin ý kiến Thủ tướng, Phó thủ tướng cho cấp phép sử dụng khẩn cấp như các vắc xin khác ở nước ngoài. Sớm nhất cuối năm nay hoặc đầu năm sau, vắc xin do Việt Nam sản xuất sẽ được sử dụng tiêm rộng rãi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.