Bộ Y tế cho biết phát triển dược liệu quý gắn với bảo tồn nguồn dược liệu, bảo đảm các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Các dự án dược liệu quý triển khai trên đất rừng phải bảo đảm kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững theo quy định của pháp luật. Dược liệu được nuôi trồng phải đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên theo quy định đã được Bộ Y tế ban hành.
Xạ can có trong danh sách 100 loại cây dược liệu được ưu tiên phát triển giai đoạn 2020 - 2030 |
Liên Châu |
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, tổng diện tích triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý tối thiểu là 210 ha, bao gồm: Các vùng nuôi trồng dược liệu quý, khu vực nhà xưởng, cơ sở bảo quản, cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước trong hàng rào dự án. Ưu tiên hỗ trợ dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý có 30 ha ứng dụng công nghệ cao. Dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao tối thiểu 50 ha bao gồm khu vực: bảo tồn, lưu giữ nguồn gien, cây đầu dòng, giống gốc, nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm, sản xuất giống gốc, sản xuất giống thương phẩm, cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước trong hàng rào dự án.
Cũng theo Bộ Y tế, địa điểm triển khai thực hiện dự án dược liệu quý là huyện vùng dân tộc thiểu số và miền núi có ít nhất 50% tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số; có tiềm năng phát triển các loại dược liệu quý có giá trị y tế và kinh tế cao... Đối với các dự án có đề xuất triển khai trồng, phát triển sâm VN, cần có độ cao từ 1.000 m trở lên so với mực nước biển.
Cây atiso có trong danh sách 100 dược liệu có giá trị y tế, ưu tiên phát triển giai đoạn 2020 - 2030 |
Thu Trang |
Việc lựa chọn dược liệu để triển khai thực hiện dự án dược liệu quý là cây thuộc danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao tập trung phát triển giai đoạn 2020 - 2030 (tại Quyết định số 3657 năm 2019 của Bộ Y tế); phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển tại địa phương, cho năng suất, chất lượng cao; ưu tiên bảo tồn phát triển cây dược liệu tại địa phương, thuộc danh mục cây dược liệu quý, hiếm, đặc hữu theo quy định.
Kế hoạch đến năm 2030: Thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 80% số lượng sử dụng và 70% giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 30% so với năm 2020, phát triển được 10 - 15 dược liệu di thực đáp ứng nhu cầu trong nước. Phục tráng, nhập nội, di thực, phát triển được 10 - 15 giống cây dược liệu có nguồn gốc nhập khẩu số lượng lớn...
Đến năm 2045: VN có thuốc phát minh từ nguồn dược liệu đặc hữu được nghiên cứu, sản xuất và đăng ký bản quyền. Phấn đấu tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỉ USD...
(Nguồn: Bộ Y tế)
Bình luận (0)