Tuần qua, cái tên Alibaba đã làm chấn động giới đầu tư toàn cầu khi có đợt IPO (chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên) lớn nhất lịch sử phố Wall với 25 tỉ USD thu được. Với chiến công này, “đại gia” thương mại điện tử này vẫn vẫn vững vị trí là công ty Internet số 1 Trung Quốc, hoặc không nói quá, là cả toàn cầu.
Từ đó, nhìn lại thị trường Việt Nam, và rộng hơn một chút, là Đông Nam Á, chúng ta gặp lại 2 tên tuổi quen thuộc trong lĩnh vực Internet. Đó là VNG và Garena. Trong bài viết này, Thanh Niên Game xin cung cấp cho bạn đọc một một số cái nhìn thú vị khi so sánh hai “con khủng long” Internet hàng đầu khu vực này.
Trong khi VNG "đón nhận những thách thức" thì Garena "kết nối các game thủ thế giới"
Năm thành lập:
- VNG: 2004
- Garena: 2009
Giá trị thị trường (theo đánh giá của World Startup Report):
- VNG: 1 tỉ USD
- Garena: 1 tỉ USD
Nhà sáng lập:
- VNG: Lê Hồng Minh, đồng sáng lập và hiện tại là CEO
- Garena: Forrest Li, nhà sáng lập và hiện tại là CEO
Lê Hồng Minh và Forrest Li (Ảnh: Asia One)
"Quốc tịch":
- VNG: Việt Nam
- Garena: Singapore
Doanh thu 2013 (ước tính):
- VNG: 100 triệu USD
- Garena: 200 triệu USD
Thị trường hoạt động:
- VNG: chủ yếu là Việt Nam
- Garena: Đông Nam Á, Đài Loan và Hồng Kông
Số lượng nhân viên:
- VNG: hơn 2.000
- Garena: hơn 2.000 (trong đó có hơn 700 nhân viên là người Việt Nam)
Dự án khởi nghiệp:
Cả hai công ty đều khởi nghiệp từ game
- VNG: Võ lâm truyền kỳ
- Garena: nền tảng hỗ trợ chơi LAN cho Warcraft 3 DotA và Age of empires
Võ lâm truyền kỳ và Liên minh huyền thoại, 2 game làm nên tên tuổi cho VNG và Garena
Thể loại game tạo nên tên tuổi:
- VNG: các game online nhập vai (client và webgame) đề tài kiếm hiệp
- Garena: các game theo định hướng eSports (Liên minh huyền thoại, FIFA online 3, Heroes of Newerth)
Lĩnh vực đang đầu tư mạnh mẽ:
Cả hai công ty đều muốn bành trướng vào mảng dịch vụ Internet, và đều có các phần mềm chat OTT (nhắn tin, liên lạc miễn phí không phụ thuộc vào nhà mạng) riêng.
- VNG: Zalo, với khoảng 15 triệu người dùng tại Việt Nam
- Garena: BeeTalk, với khoảng 10 triệu người dùng trong khu vực
Zalo và BeeTalk, 2 vũ khí của VNG và Garena trên mặt trận ứng dụng liên lạc OTT
Sự khác biệt căn bản: Môi trường kinh doanh
Từ những so sánh bên trên, có thể thấy VNG và Garena có khá nhiều điểm tương đồng: cả hai đều khởi nghiệp từ kinh doanh game và hiện tại đang muốn bành trướng mạnh vào các dịch vụ Internet, đều có một ứng dụng chat OTT làm “của riêng” và đặc biệt, có đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn, nắm bắt xu thế tốt và được xếp ngang hàng nhau với tư cách là bộ đôi “đại gia Internet” lớn nhất Đông Nam Á.
Có một điều thú vị, chính là sự khác biệt lớn của hai công ty: môi trường hoạt động. Nếu sự thành công của Garena có thể một phần quan trọng là nhờ Singapore, vốn là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực, cộng thêm hệ thống pháp lý tốt cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ dành cho các doanh nghiệp mới. Trong khi đó, Việt Nam hoàn toàn ở hướng ngược lại khi các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp về Internet và game, còn khó khăn trăm bề.
Nếu nói vậy thì, kim chỉ nam để một doanh nghiệp Internet và game có thể thành công, là gì? Ờ điều này thì Thanh Niên Game khá đồng tình với quan điểm của các đồng nghiệp tại Tech in Asia, đó là: có tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, dựa trên khả năng nhanh nhạy biết nắm bắt thời cơ, cũng như việc lựa chọn và cho ra đời những sản phẩm hướng đến nhu cầu và thị hiếu thực sự của người dùng.
Bình luận (0)