Dự án BOT đầu tiên của Hàn Quốc ở Lào
Công trình nói trên do tổ hợp gồm 2 công ty của Hàn Quốc cùng với công ty của Thái Lan và Lào tiến hành đầu tư và xây dựng với nguồn vốn khoảng 1,2 tỉ USD. Đây là dự án BOT đầu tiên của Hàn Quốc ở Lào. Việt Nam có công ty cổ phần xây dựng CM là nhà thầu phụ.
Công trình thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy lấy nước từ 3 con sông Houay Makchanh, Xe-Namnoy và Xe-Pian. Lượng nước xả từ nhà máy thủy điện qua sông nhánh Xe-Kong rồi mới đổ ra dòng chính sông Mê Kông.
tin liên quan
Vỡ đập thủy điện ở Lào: Tác động đến ĐBSCL không lớnThông tin trên báo chí đồng loạt nói vỡ đập xả đến 5 tỉ mét khối xuống hạ lưu. Tuy nhiên một số thông tin của dự án dung tích hồ chứa thực tế không vượt quá 1 tỉ mét khối. Chúng ta cần tiếp tục theo dõi nguồn thông tin chính xác hơn từ phía Lào.
Vỡ đập Xe-Pian Xe-Namnoy tác động trực tiếp đến vùng hạ lưu đập. Kết quả đo đạc mực nước tại các trạm thượng nguồn dọc sông Mê Kông của Ủy hội sông Mê Kông Quốc tế (MRC) công bố: Mực nước tại trạm Stung Treng (biên giới Campuchia) lúc 7 giờ sáng 23.7 là 8,9 m; lúc 7 giờ sáng 24.7 tăng lên lại 9,25 m (tăng 35 cm). Lúc 16 giờ ngày 24.7 mực nước tại Stung Treng là 9,37 m, do vậy tác động của vỡ đập lên mực nước tại Stung Treng là 47 cm. Chiều nay 25.7 thì mực nước ở Stung Treng dâng cao khoảng 70 cm do ảnh hưởng của vỡ đập. Mức nước sông Mê Kông khu vực hạ lưu rõ ràng bị tác động do vỡ đập thủy điện.
|
Bài học kinh nghiệm cho cả lưu vực
Tại ĐBSCL mực nước ở Tân Châu hiện nay là 2,5 m cao hơn lũ trung bình nhiều năm. Từ nay đến 15.8 xu thế mực nước tăng dần có khả năng lên đến 3,2 m. Hiện nay chưa vào thời kỳ lũ chính vụ, ĐBSCL lại ở xa đập Xe-Pian Xe-Namnoy đến 650 km, lại được Biển Hồ điều tiết nên theo tính toán thủy lực sau khi vỡ đập khoảng 4 ngày, nước về đến Tân Châu và Châu Đốc chỉ dâng cao lên 5-6 cm, coi như ảnh hưởng không đáng kể.
Ngay cả trường hợp nếu vỡ đập với dung tích 5 tỉ mét khối thì theo ước tính, mực nước ở Tân Châu và Châu Đốc cũng chỉ dâng cao 10-15 cm. Tuy nhiên riêng tỉnh Long An cần chú ý vì có khoảng hơn 20.000 ha lúa (chưa có bờ bao tháng 8 khép kín) cần có giải pháp chủ động để đỡ tổn thất tài sản của bà con nông dân.
|
|
Xây dựng các đập trên sông Mê Kông là vấn đề rất lớn, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và đời sống của nhân dân thuộc lưu vực sông và quan hệ giữa các nước trong khu vực, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ, khoa học và khách quan gắn chặt nghiên cứu với thực tế đã, đang diễn ra và khai thác sử dụng tài nguyên nước vì quyền lợi chung của các nước trong lưu vực. Nếu để vỡ các đập có dung tích lớn và hiện tượng domino thì hậu họa khôn lường.
Đối với Việt Nam, rất nhiều hệ thống đập vừa và nhỏ, nếu không thường xuyên kiểm tra, gia cố và giám sát quy trình vận hành thì khi xảy ra vỡ đập đặc biệt ở miền trung (rất ít hồ chứa có dung tích chứa lũ) đất hẹp, dốc, người đông nếu xảy ra vỡ đập thì hậu họa còn khủng khiếp hơn so với Lào.
Thiên tai hay nhân tai?
Có ý kiến cho rằng do nguyên nhân mưa to gây vỡ đập. Cần khảo sát thực địa, đánh giá so sánh với thiết kế và các biện pháp thi công, giám sát mới có thể nói chuẩn xác được. Tôi không tin là chỉ nguyên nhân do mưa to vì chưa vào thời đoạn có lượng mưa lớn nhất trong năm, công trình chưa được nghiệm thu đưa vào vận hành, còn đang trong thời kỳ tích nước. Hơn nữa, giai đoạn nghiên cứu khả thi cũng đã mất đến 5 năm. Như vậy, nguyên nhân do “nhân tai” vẫn nhiều khả năng hơn là do thiên tai.
|
Việt Nam có 1.200/6.648 đập, hồ bị hư hỏng
Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), tính đến tháng 7.2018, cả nước có 6.648 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích khoảng 13,5 tỉ mét khối nước, trong đó có 702 hồ chứa lớn và 5.946 hồ chứa nhỏ.
Trong số này có tới 1.200/6.648 đập, hồ chứa nước bị hư hỏng. Trong số các hồ, đập lớn có 422/702 hồ không đủ năng lực xả lũ theo tiêu chuẩn hiện hành; nhiều hồ đập bị hư hỏng. Về tổng thể các đập, hồ chứa được thiết kế thi công theo các tiêu chuẩn hiện hành có chất lượng tốt, cơ bản bảo đảm an toàn với các diễn biến thời tiết hiện nay. Các hồ chứa nhỏ được xây dựng từ năm 2000 trở về trước theo tiêu chuẩn cũ, không bảo đảm an toàn khi gặp mưa, lũ lớn vượt tần suất thiết kế.
Chí Nhân
|
Bình luận (0)