>> Vòi bạch tuộc" lũng đoạn thị trường
Thôn tính âm thầm
Theo quy định, các doanh nghiệp (DN) khi muốn mua lại một DN khác đã niêm yết trên TTCK phải công khai thông tin. Nhưng vụ thâu tóm Sacombank và rất nhiều các vụ mua bán cổ phiếu (CP) khác lại diễn ra âm thầm, mua - bán chui. Cụ thể, ngày 9.1, CTCP đầu tư Exim đã mua hơn 42 triệu CP Sacombank, nâng số lượng nắm giữ CP Sacombank lên hơn 50 triệu CP, trở thành cổ đông lớn của NH này với tỷ lệ nắm giữ lên tới 5,17%. Tương tự, ngày 24.2, ông Trần Phát Minh mua hơn 1,544 triệu CP Sacombank và trở thành cổ đông lớn của NH này với tỷ lệ nắm giữ 5,01%. CTCP đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu cũng trở thành cổ đông lớn của Sacombank vào ngày 1.3, với tỷ lệ nắm giữ 5,01% sau khi mua thêm gần 22 triệu CP Sacombank.
|
|
m thầm mua và đến cuối tháng 2 vừa qua, nắm gần 10% cổ phần STB, Eximbank đã tuyên bố đại diện cho 51% CP và yêu cầu bầu lại HĐQT STB. Số CP còn lại do các cổ đông khác ủy quyền cho Eximbank.
Điều đáng nói là sau khi các cổ đông trên giành được cổ phần, bán chui cho các cổ đông khác, mãi sau này khi HĐQT và Ban điều hành mới của Sacombank đã được bầu và đi vào hoạt động mới thấy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vào cuộc, bằng cách tuyên phạt mỗi công ty 60 triệu đồng vì mua bán CP chui, không công bố giao dịch cổ đông lớn (theo quy định mua hơn 5% phải công bố). Vậy trách nhiệm, vai trò quản lý của UBCKNN ở đâu trong suốt 3 tháng diễn ra thương vụ trên, khi mà những thông tin thâu tóm, mua bán CP đã gây ầm ĩ dư luận? Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính, cho rằng theo luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn, bất kỳ cổ đông nào là cá nhân hay nhà tổ chức khi mua quá 5% cổ phần của một công ty đều phải công bố thông tin. Vì sao UBCKNN với Trung tâm lưu ký có cả một hệ thống giám sát hiện đại lại không phát hiện ra, và không tiến hành can thiệp để bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông nhỏ? Ông Hải cũng cho rằng, pháp luật không cấm việc thâu tóm, sáp nhập nhưng nếu việc này diễn ra bằng những hành vi lén lút, không công khai, minh bạch thì cơ quan chức năng phải can thiệp, và hoàn toàn có thể làm việc đó.
Sở hữu chéo và đòn bẩy tài chính
Một chuyên gia tài chính tại TP.HCM phân tích, việc thâu tóm các DN được xem là bình thường nhưng khi một NH bị thâu tóm lại có ảnh hưởng rộng hơn đến thị trường tài chính. Đặc biệt, việc thâu tóm lại không được công bố công khai. Luật Các tổ chức tín dụng quy định rõ, một NH không được phép sở hữu một NH thứ hai và cũng không được nắm giữ tối đa 11% vốn điều lệ tại một tổ chức kinh tế khác. Để lách hàng rào này, một số NH đã cùng công ty liên kết tham gia góp vốn thành lập công ty đầu tư tài chính, sau đó chuyển vốn qua hình thức ủy thác đầu tư, mua CP và trở thành cổ đông lớn.
|
Nhìn vào báo cáo thường niên 2011 của Eximbank, có thể thấy NH này đã có những khoản đầu tư vào các tổ chức kinh tế như 10,86% ở Công ty chứng khoán Rồng Việt; 10,99% ở Eximland; 9,45% vào Công ty bảo hiểm Nhà Rồng; 10% vào Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Long; 11% vào Sài Gòn Exim.
Các công ty này lại có sự đầu tư lẫn nhau, như trong cơ cấu cổ đông Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Long có Bảo hiểm Nhà Rồng, Chứng khoán Rồng Việt, CTCP đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu. Rồi CTCP đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu lại là cổ đông lớn của Công ty chứng khoán Rồng Việt với tỷ lệ sở hữu 10,51%; Eximbank sở hữu 10,86%; Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Long nắm giữ 2,06%.
Sau khi ba cổ đông lớn thâu tóm STB lộ diện như nói trên, người ta mới thấy rõ được sự chồng chéo và những mối liên hệ từ những cổ đông này với các công ty con, công ty liên kết của NH.
Thêm một cách để có nguồn tài chính mạnh nhằm thực hiện các vụ thâu tóm là sử dụng đòn bẩy tài chính. Ví dụ, một cá nhân hay tổ chức có 100 tỉ đồng và mua số lượng lớn CP của một NH.
Sau đó lấy số CP này mang đi cầm cố ở các NH khác và vay được 90 tỉ đồng, rồi dùng số tiền thế chấp được tiếp tục mua thêm CP của DN này và lại tiếp tục cầm cố... Với mối quan hệ thân thiết, chỉ 100 tỉ đồng ban đầu này có thể được nhân lên thành mấy lần sau vài vòng cầm cố. Câu chuyện đòn bẩy tài chính này đã được sử dụng khá nhiều trên TTCK.
Như vậy sở hữu chéo và đòn bẩy tài chính là "chiêu thức" cho một cá nhân, tổ chức hay NH đi thôn tính các NH, DN khác mà thâu tóm NH Sacombank là thương vụ đình đám, điểm hình nhất trong thời gian qua.
Vận dụng nhiều quy định để xử lý Theo luật sư Bùi Quang Nghiêm (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM), hiện nay trong bộ luật Hình sự không có tội danh "thâu tóm NH". Vì vậy, hành vi thâu tóm NH không phải là tội phạm mà vấn đề là các cách thức thực hiện việc thâu tóm đó có vi phạm pháp luật hay không. Luật sư Bùi Quang Nghiêm cho rằng, nếu xác minh nguồn tiền của tổ chức, cá nhân sử dụng để mua CP không phải là tiền “sạch” thì hoàn toàn có thể xử lý hình sự về tội rửa tiền hoặc tội tham ô... Ngoài ra, nếu những người đó có lợi thế về thông tin, sử dụng thông tin này để thao túng, làm giá, tạo cung cầu giả tạo trên TTCK để thu lợi và sử dụng nguồn lợi có được đó thâu tóm NH thì có thể xử lý hình sự về tội thao túng giá chứng khoán... Theo ông Nghiêm, trong tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, trong lĩnh vực tài chính, NH, chứng khoán cần thiết phải có những quy định chỉ cho phép cá nhân, tổ chức sở hữu tối đa bao nhiêu phần trăm CP để tránh những can thiệp, cạnh tranh không lành mạnh hoặc thao túng của một nhóm lợi ích nào đó. Lê Nga |
Anh Vũ - Mai Phương
Bình luận (0)