Trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa Israel và Palestine, cả hai bên đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa và hỏa tiễn vào nhau. Vào tối ngày 11.5, nhiều video trên các trang
mạng xã hội ghi lại cảnh loạt rốc két phóng từ dải Gaza đã bị chặn lại bởi
hệ thống phòng không Vòm Sắt (Iron Dome) của Israel. Có vẻ như các hỏa tiễn của Hamas đã va phải một tấm khiên vô hình và vỡ tung.
Hệ thống phòng thủ Vòm Sắt là gì?
Hệ thống này được dùng để
đánh chặn đạn hỏa tiễn, pháo và súng cối cũng như máy bay, trực thăng và nhiều máy bay không người lái khác.
Hệ thống phòng không đất đối không tầm ngắn giúp theo dõi và vô hiệu hóa bất kỳ tên lửa nào nhắm vào lãnh thổ Israel.
|
Hệ thống phòng thủ Vòm Sắt được Israel phát triển sau chiến tranh Israel-Lebanon năm 2006, khi tổ chức
Hezbollah của người Hồi giáo vùng Li Băng đã khai hỏa hàng ngàn rốc két vào Israel.
Một năm sau, Israel thông báo rằng công ty quốc phòng nhà nước Rafael Advance Systems cùng công ty Israel Aerospace Industries sẽ triển khai xây dựng một
hệ thống phòng không mới để bảo vệ các thành phố và người dân nước này.
Vòm Sắt được đưa vào hoạt động vào năm 2011. Trong khi công ty Rafael tuyên bố tỷ lệ đánh chặn thành công là 90% với hơn 2.000 lần, các chuyên gia lại cho rằng tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 80%.
Vòm Sắt hoạt động như thế nào?
Vòm Sắt gồm 3 hệ thống chính hoạt động cùng nhau, tạo nên một lá chắn phòng ngự trên khu vực mà nó được triển khai cũng như xử lý nhiều mối đe dọa cùng lúc.
3 hệ thống chính bao gồm một radar dò tìm và theo dõi nhằm phát hiện mối đe doạ đang đến gần, một hệ thống quản lý chiến đấu và điều khiển vũ khí (BMC), và một đơn vị
khai hoả tên lửa. Hệ thống BMC cơ bản là hệ thống phối hợp giữa radar và tên lửa đánh chặn.
Vòm Sắt có khả năng vận hành trong mọi điều kiện
thời tiết, cả ngày lẫn đêm.
Vòm Sắt có khả năng vận hành trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm.
|
Sau khi phát hiện mục tiêu và
phóng tên lửa, radar giúp tên lửa đến gần mục tiêu, sau đó đầu dò của tên lửa sẽ tự bám bắt mục tiêu để tiêu diệt. Vì rất khó bắn trúng trực tiếp vào mục tiêu, tên lửa đánh chặn trang bị ngòi nổ cảm biến để tự động kích nổ trong vòng 10 m quanh mục tiêu, và các mảnh vỡ sẽ phá hủy
hỏa tiễn đối phương.
Tỷ lệ tiêu diệt thành công rốc két phụ thuộc rất nhiều vào cách
tên lửa đánh chặn tiếp cận hỏa tiễn đối phương.
Đầu tiên là tiếp cận trực diện, tức bắn đón đầu, là cách hiệu quả nhất.
Đầu đạn của tên lửa đánh chặn sẽ ở vị trí tối ưu để tạo lượng lớn mảnh vỡ làm nổ tung đầu đạn hỏa tiễn đối phương.
Thứ hai là cách tiếp cận từ bên cạnh. Trong kịch bản này, khả năng đánh chặn thành công sẽ giảm, nhưng các mảnh vỡ từ tên lửa đánh chặn vẫn có thể bắn trúng vào
đầu đạn của hỏa tiễn.
Cách cuối cùng là bắn đuổi từ phía sau. Tên lửa đánh chặn sẽ đuổi theo hỏa tiễn từ phía sau và khi phát nổ, các mảnh kim loại có thể bay đến gần đầu đạn của rốc két.
Cách phòng thủ phí phạm?
Mỗi khẩu đội có thể có giá lên đến 50 triệu USD, và sẽ tốn khoảng 80.000 USD cho mỗi một
tên lửa đánh chặn Tamir. Trong khi đó, một hỏa tiễn chỉ có giá chưa đây 1.000 USD. Không ít trường hợp phải bắn 2 tên lửa Tamir để đánh chặn mỗi hỏa tiễn tấn công.
Mỗi khẩu đội của hệ thống Vòm Sắt có thể có giá lên đến 50 triệu USD.
|
Tuy nhiên, ông Anil Chopra, nguyên trung tướng không quân
Ấn Độ, cho rằng đó không phải là một thước đo chuẩn để đánh giá hiệu quả chi phí. Điều quan trọng, theo ông, là chứng tỏ được khả năng ngăn chặn đối phương. Ông cũng cho rằng hiệu quả chi phí chính là cứu được nhiều sinh mạng, đồng thời nâng cao nhuệ khí của cả nước khi người dân không còn bị
hỏa tiễn đe dọa.
Bình luận (0)