Sau Tết Kỷ Hợi, thị trường chứng khoán giao dịch tổng cộng 3 tuần trong tháng 2 với việc nhiều phiên tăng điểm khá mạnh. Mặc dù trong tuần cuối cùng tháng 2, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhưng tính chung vẫn đang xu hướng mua ròng.
tin liên quan
Thượng đỉnh ‘không đạt được thoả thuận’, chứng khoán rơi tự doNgoài việc mua thỏa thuận, giao dịch mua trực tiếp của khối ngoại trên sàn thông qua khớp lệnh tại nhiều cổ phiếu cũng diễn ra tích cực, góp phần hỗ trợ thị giá. Ví dụ chỉ tính trong tháng 2, cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã được khối ngoại mua ròng liên tiếp, góp phần đưa giá HPG tăng gần 24%; VRE của Công ty cổ phần Vincom Retail tăng 16,4%; GEX của Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam tăng giá thêm 14,3% hay SSI cũng tăng thêm 8%...
Bên cạnh việc rót vốn vào cổ phiếu trên sàn chứng khoán, nhà đầu tư ngoại cũng tham gia góp vốn, mua cổ phần ở nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam với tổng giá trị 5,17 tỉ USD, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Dòng vốn ngoại được kỳ vọng tham gia mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới, nhất là khi khả năng nâng hạng đang đến gần. Công ty chứng khoán MB dự báo, đầu năm 2020 thị trường Việt Nam có thể được tổ chức FTSE Russell nâng lên thị trường mới nổi thứ cấp. Đồng thời, đối với xếp loại của Morgan Stanley Capital International (MSCI), dù Việt Nam mới chỉ đạt được 5 tiêu chí và còn tới 9 tiêu chí cần cải thiện, nhưng triển vọng đáp ứng các tiêu chí này rất khả quan, khi có tới 7/9 hoàn toàn có thể sớm được cải thiện.
Theo kịch bản lạc quan, Việt Nam có thể được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI trong tháng 6.2020 và nâng hạng lên thị trường mới nổi vào tháng 6.2021. Công ty này ước tính, nếu được FTSE Russell nâng hạng, giá trị dòng vốn ngoại vào Việt Nam có thể đạt từ 184 - 555 triệu USD. Đối với MSCI, nếu được nâng hạng lên mới nổi, Việt Nam sẽ chiếm 0,3% rổ chỉ số MSCI, tương ứng thu hút dòng vốn có giá trị khoảng 4,5 tỉ USD.
Bình luận (0)