Vụ 'chuyến bay giải cứu': Kiến nghị điều tra trách nhiệm Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên

17/07/2023 11:34 GMT+7

Viện kiểm sát kiến nghị cần điều tra, làm rõ trách nhiệm của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, tại giai đoạn 2 của vụ án "chuyến bay giải cứu".

Sáng 17.7, trong phần luận tội vụ án "chuyến bay giải cứu", ngoài đề nghị mức án với 54 bị cáo, đại diện Viện KSND TP.Hà Nội còn kiến nghị điều tra, xem xét trách nhiệm của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, tại giai đoạn 2 của vụ án.

Vụ 'chuyến bay giải cứu': Kiến nghị điều tra trách nhiệm ông Đỗ Xuân Tuyên - Ảnh 1.

Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế

TRẦN PHAN

Theo hồ sơ vụ án, quá trình xem xét cấp phép các chuyến bay đưa công dân về nước, Bộ Y tế giao Cục Y tế dự phòng tiếp nhận, đề xuất, xem xét, cho ý kiến việc phê duyệt kế hoạch tổ chức các chuyến bay theo đề xuất của Bộ Ngoại giao; chấp thuận cho các đoàn khách lẻ được về nước theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Xem nhanh 20h ngày 17.7: Cựu Thư ký Thứ trưởng bị đề nghị án tử | Kiến nghị mở rộng điều tra vụ chạy án

Khi nhận được văn bản của cơ quan chức năng xin ý kiến về chuyến bay, ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, phân công Cục Y tế dự phòng, trong đó Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm là đơn vị nghiên cứu, đề xuất.

Tiếp đó, Cục Y tế dự phòng duyệt dự thảo văn bản trả lời Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị chức năng thông qua bị cáo Phạm Trung Kiên, thư ký của ông Tuyên; để bị cáo Kiên trình ông Tuyên duyệt, ký văn bản trả lời.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị cáo Kiên yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 50 - 200 triệu đồng/chuyến bay hoặc từ 500.000 - 2 triệu đồng/khách đối với chuyến bay combo và từ 7 - 15 triệu đồng/khách lẻ.

Từ tháng 2.2021 đến tháng 12.2021, bị cáo này đã nhận hối lộ của 18 cá nhân đại diện doanh nghiệp và 62 đoàn khách lẻ, với tổng số tiền hơn 42,6 tỉ đồng.

Vụ 'chuyến bay giải cứu': Đề nghị tử hình cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế

Viện kiểm sát đánh giá, bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp, buộc họ phải chi tiền theo mức mà ông Kiên yêu cầu, thì mới được Bộ Y tế đồng ý phê duyệt chuyến bay.

Ông Kiên là bị cáo nhận hối lộ nhiều nhất, thủ đoạn trắng trợn nhất. Khi vụ án bị khởi tố, để che giấu hành vi phạm tội của mình, bị cáo Kiên trả tiền cho một số doanh nghiệp, nhưng lại nhờ họ khai báo đây là tiền vay mượn. "Do đó, cần áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc nhất với bị cáo", kiểm sát viên nhận định.

Trước đó, trong quá trình xét hỏi, bị cáo Phạm Trung Kiên thừa nhận việc nhận hối lộ 42,6 tỉ đồng. Sau khi nhận tiền, bị cáo không chuyển cho ai mà sử dụng để chi tiêu, mua bất động sản, cho người khác vay.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.