Tự động phát
Vậy hệ thống SWIFT là gì và vì sao đây được xem là đòn trừng phạt mạnh về kinh tế?
Hệ thống SWIFT là gì?
SWIFT là chữ viết tắt của Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính thế giới.
Được thành lập vào năm 1973 có trụ sở được đặt tại Bỉ.
Hệ thống này hiện tại đã liên kết hơn 11.000 tổ chức tài chính và có mặt trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Quan trọng ra sao?
Mặc dù hệ thống SWIFT không xử lý bất kỳ hoạt động chuyển tiền nào, nhưng nó đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các ngân hàng cung cấp thông tin giao dịch cho các tổ chức tài chính.
Rất nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang sử dụng hệ thống SWIFT để chuyển các thông tin về các giao dịch giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính với nhau.
SWIFT cũng có một mạng lưới truyền thông bảo mật cao vì vậy mà nó tạo được niềm tin cho các tổ chức tài chính.
Chính vì tầm quan trọng này mà hệ thống SWIFT được coi như là “xương sống” của hệ thống chuyển giao tài chính quốc tế.
Đồng thời nó được xem như là một “vũ khí tài chính” cao nhất mà các quốc gia có thể sử dụng trong trừng phạt kinh tế.
Và những ngân hàng này sẽ không được kết nối với hệ thống tài chính quốc tế nữa”
Nga bị ảnh hưởng gì?
Việc một quốc gia bị chặn khỏi SWIFT đồng nghĩa với việc các ngân hàng của quốc gia đó sẽ không thể sử dụng hệ thống để thực hiện hoặc nhận thanh toán với các tổ chức tài chính nước ngoài trng các giao dịch thương mại.
Việc chặn Nga truy cập hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT được xem là lệnh trừng phạt mạnh về tài chính. |
ảnh: reuters |
Điều này sẽ gây ra thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế.
Theo hiệp hội quốc gia Rosswift, Nga hiện là quốc gia lớn thứ hai sau Mỹ về số lượng người dùng SWIFT với khoảng 300 tổ chức tài chính của Nga thuộc hệ thống này.
Việc chặn Nga khỏi SWIFT sẽ khiến các ngân hàng nước này khó thực hiện các thông tin chuyển tiền đến và đi từ quốc gia này. Và đó sẽ là một cú sốc cho các công ty của Nga cũng như khách hàng nước ngoài của họ, đặc biệt là những khách hàng dầu và khí đốt khi các giao dịch này vẫn còn phục thuộc vào đồng USD.
Con dao hai lưỡi?
Mỹ và Đức là hai nước cũng sẽ chịu thiệt hại nếu như cấm Nga sử dụng SWIFT, bởi vì các ngân hàng của các quốc gia này cũng sử dụng SWIFT thường xuyên nhất để liên lạc với các ngân hàng Nga.
Trong những năm trở lại đây, Nga cũng đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại nếu bị loại khỏi SWIFT.
Moscow đã thành lập hệ thống thanh toán của riêng mình mang tên SPFS vào năm 2014 sau khi bị phương Tây trừng phạt.
Theo ngân hàng trung ương Nga, SPFS hiện có khoảng 400 người dùng. 20% lệnh chuyển tiền trong nước hiện được thực hiện thông qua hệ thống này, nhưng lưu lượng bị hạn chế và hoạt động bị giới hạn trong giờ hành chính.
Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc (CIPS) cũng có thể cung cấp một giải pháp thay thế khác cho SWIFT.
Moscow cũng có thể buộc phải sử dụng tiền điện tử. Nhưng đây không phải là những lựa chọn thay thế hấp dẫn.
Bình luận (0)