Vụ máy bay Malaysia mất tích: Máy bay QĐND Việt Nam đã bay đi ứng cứu

08/03/2014 13:05 GMT+7

* Phóng viên Thanh Niên có mặt trên máy bay, tàu ứng cứu (TNO) Lúc 14 giờ 30, một máy bay của Quân đội Nhân dân Việt Nam cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất đi ứng cứu. Tiếp đó, lúc 15 giờ, thêm một chiếc máy bay cũng cất cánh tại Tân Sơn Nhất lên đường ứng cứu.

* Phóng viên Thanh Niên có mặt trên máy bay, tàu ứng cứu

(TNO) Lúc 14 giờ 30, một máy bay của Quân đội Nhân dân Việt Nam cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất đi ứng cứu. Tiếp đó, lúc 15 giờ, thêm một chiếc máy bay cũng cất cánh tại Tân Sơn Nhất lên đường ứng cứu.  

>> Máy bay Boeing 777-200 mất liên lạc là 'hết sức bất thường
>> Vụ máy bay Malaysia mất tích: Cơ trưởng có kinh nghiệm 18.365 giờ bay
>> Boeing 777 là loại máy bay có độ an toàn cao
>> Vụ máy bay Malaysia mất tích: Thân nhân chờ đợi trong hoảng loạn


Máy bay ứng cứu của Việt Nam cất cánh

Video: Boeing 777-200 của Malaysia Airlines chở 239 người mất tích

22 giờ 27: Trong cuộc họp báo tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak cho biết vẫn chưa tìm thấy tung tích máy bay mất tích.

19 giờ 35: Hãng hàng không Malaysia Airlines ra thông cáo cho rằng các đội tìm kiếm và cứu hộ Malaysia, Singapore và Vietnam vẫn chưa thể tìm thấy máy bay mất tích.

Bạn đọc, người dân có thông tin hay bất cứ hình ảnh về vụ mất tích máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia có thể chia sẻ và cung cấp thêm cho báo Thanh Niên Online qua địa chỉ: [email protected] hoặc [email protected]. Xin chân thành cám ơn.
Sứ mạng tìm kiếm trên biển vẫn tiếp tục trong khi sứ mạng tìm kiếm từ trên không sẽ tái khởi động vào ban ngày.

18 giờ 27: Nhà phân tích hàng không Shukor Yusof thuộc hãng nghiên cứu thị trường Mỹ S&P Capital IQ cho biết: “Máy bay mất tích hiện tại không thể bay trên không bởi vì nó đã hết nhiên liệu. Nó có thể trên mặt đất hoặc trên biển”, theo hãng tin AP (Mỹ). 

18 giờ 5 phút: Theo thông cáo mới phát đi từ Bộ GTVT, vị trí lần cuối nhìn thấy máy bay trên màn hình Radar: 10NM phía Nam Điểm IGARY trong FIR Singapore. Vị trí cuối cùng: tọa độ 06055’19”N - 103034’28”E. Độ cao bay: F350. Tốc độ: 480KT. 

18 giờ: Tàu SAR 272 của Trung tâm cứu hộ hàng hải khu vực 3 do thuyền trưởng Nguyễn Văn Độ chỉ huy cũng đã xuất phát để tìm kiếm máy bay bị mất tích.

Phi công VN lái Boieng 777 nhận định: Có thể bị nổ, hoặc khủng bố

Trả lời Thanh Niên Online, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Đoàn trưởng đoàn bay 919 (Vietnam Airlines), cũng là phi công máy bay Boieng 777 đưa ra một số nhận định chi tiết về vụ mất tích đột ngột của máy bay hãng hàng không Malaysia Airlines ở không phận Malaysia.

Ông Lĩnh nhận định, về điều kiện thời tiết mùa này, ở khu vực vùng biển phía Nam Cà Mau khá là tốt. Do vậy, máy bay gặp nạn vì lý do thời tiết khó có thể xảy ra. Ông Lĩnh nói thêm, nếu thời tiết bị ảnh hưởng thì với các thiết bị hiện đại của máy bay Boieng 777, phi công vẫn có đủ thời gian để liên lạc, chứ không thể có hiện tượng mất tín hiệu đột ngột như vậy.

Về nguyên nhân máy bay bị mất tín hiệu đột ngột kiểu như vậy, ông Lĩnh đưa ra 2 giả thiết:

+ Có thể máy bay đột ngột bị nổ. Tuy nhiên, nguyên nhân nổ theo ông Lĩnh có rất nhiều yếu tố chi phối nên khó có thể xác định được.

+ Một khả năng nữa là do máy bay bị tấn công hoặc khủng bố.

Ông Lĩnh nhận định, nếu máy bay bị trục trặc kỹ thuật thì với máy bay Boieng 777-200 - một trong những máy bay hiện đại nhất, có độ an toàn rất cao - phi công hoàn toàn vẫn có thể còn thời gian báo cáo và liên lạc. (M.Vọng)

Khu vực tìm kiếm của 2 tàu HQ954 và HQ637 là giữa đảo Thổ Chu và A0. Từ cảng 2 - An Thới (Phú Quốc), nơi hai tàu HQ xuất phát đến khu vực gần 60 hải lý. Với tốc độ chạy 9 hải lý/giờ như hiện nay, 2 tàu HQ sẽ chạy trong khoảng 5 tiếng đồng hồ.

17 giờ 50: Tin từ Hải quân vùng 4 cho biết, 2 tàu ra khu vực nghi máy bay mất tích để làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ là tàu HQ-954 và HQ-637 thuộc Hải đội 512, Lữ đoàn 127 vùng 5 Hải quân. Hai tàu này đang làm nhiệm vụ trực chiến và xuất phát từ cảng 2, của Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân, đóng tại Phú Quốc (Kiên Giang).

17 giờ 10: Từ trực thăng MI 171, tại Cà Mau, phóng viên Tiến Trình cho biết, lực lượng tìm kiếm của quân đội Việt Nam đã phát hiện được vết dầu loang bất thường tại bãi cạn Cà Mau, cách nhà cách nhà giàn DK1 - 10 khoảng 50 km về phía Tây Nam.

Từ trực thăng MI 171, tại Cà Mau, phóng viên Tiến Trình cho biết, lực lượng tìm kiếm của quân đội Việt Nam đã phát hiện được vết dầu loang bất thường tại bãi cạn Cà Mau, cách nhà cách nhà giàn DK1 - 10 khoảng 50 km về phía Tây Nam.

Theo ghi nhận, phạm vi vết dầu loang là khoảng 20 km. Đây là một hiện tượng rất bất thường.

17 giờ 5: Đài CNBC dẫn lời nhà khí tượng học Michael Palmer, thuộc kênh dự báo thời tiết Mỹ The Weather Channel, cho biết không có dấu hiệu thời tiết xấu hay diễn biến bất thường trong khu vực vào thời điểm máy bay mất tích.

“Bầu trời cực kỳ trong trẻo từ Malaysia đến Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á”, ông Palmer cho hay.

17 giờ: Trả lời Thanh Niên Online, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không VN, cho biết trên không đã có nhiều máy bay của 3 nước tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ ở khu vực này. Malaysia đã huy động 3 máy bay cùng các máy bay của Việt Nam và 1 của Singapore.

Ngoài ra, ông Thanh cho biết thêm, khu vực khoanh vùng tìm kiếm của 3 nước là không giống nhau. Phạm vi tìm kiếm của Việt Nam là 10.000 km2 trên biển. Khu vực Malaysia khoanh vùng rộng gấp đôi. Còn Singapore khoanh vùng nhỏ nhất.

Theo ông Lại Xuân Thanh, ngay sau khi xảy ra sự cố máy bay của hãng hàng không Malaysia mất tích, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn (Cục Hàng không Việt Nam) đã xác định vị trí tìm cách mũi Cà Mau 250 km về phía Tây Nam. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các lực lượng Không quân, Hải quân, Hàng hải… triển khai mọi lực lượng và phương tiện, biện pháp tìm kiếm tàu bay bị nạn.

Tường trình của PV Thanh Niên: Phát hiện vết dầu loang bất thường

17 giờ 10: Từ trực thăng MI 171, tại Cà Mau, phóng viên Tiến Trình cho biết, lực lượng tìm kiếm của quân đội Việt Nam đã phát hiện được vết dầu loang bất thường tại bãi cạn Cà Mau, cách nhà cách nhà giàn DK1 - 10 khoảng 50 km về phía Tây Nam.

Theo ghi nhận, phạm vi vết dầu loang là khoảng 20 km. Đây là một hiện tượng rất bất thường.

16 giờ 50: Reuters cho biết người thân của các hành khách Trung Quốc trên máy bay mất tích giận dữ chỉ trích chính quyền và hãng hàng không Malaysia Airlines không cung cấp đầy đủ thông tin cho họ.

Họ được đưa đến một khách sạn gần sân bay Bắc Kinh, rồi được bảo hãy ngồi đợi thông tin cập nhật từ hãng hàng hãng không, nhưng chẳng có ai đến hay có thêm thông tin gì.

16 giờ 30: Đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Cảnh sát biển Vùng 4, cho biết tàu Cảnh sát biển số hiệu 2004 của Cảnh sát biển Vùng 4, xuất phát từ An Thới, Phú Quốc (Kiên Giang) đã được 9 giờ đồng hồ. Hiện tàu đang cách khu vực máy bay bị mất tích khoảng 80 hải lý. Trong suốt quá trình tìm kiếm, ứng cứu, vẫn chưa phát hiện được tung tích của chiếc may bay Boieng 777.

16 giờ 26: Trả lời phỏng vấn đài BBC, ông Andrew Herdman, Tổng giám đốc Hiệp hội Các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: “Thật sự đây là một điều bí ẩn”.

Ông Herdman cho biết ông bị sốc hoàn toàn khi biết tin máy bay Boeing 777-200 của Malaysia Airlines có một hệ thống thông tin liên lạc rất tinh vi và tân tiến lại có thể mất tín hiệu liên lạc một cách đơn giản như vậy.

“Điều này cực kỳ bất thường vì Boeing 777-200 là máy bay thuộc hàng an toàn nhất thế giới”, theo ông Herdman.

16 giờ 13: Bộ Giao thông Malaysia cho biết đến thời điểm này chiến dịch tìm kiếm cứu nạn đã kéo dài 14 giờ nhưng vẫn chưa thể phát hiện máy bay mất tích, theo Daily Mail (Anh).

 

 

15 giờ 55: Hai trực thăng Mi 171 số hiệu 02 và 04 tạm thời đáp xuống sân bay Cà Mau, rút ngắn khoảng cách tiếp cận với vùng máy bay Boieng 777 bị mất liên lạc.

15 giờ 50: Hãng tin AP dẫn lời các chuyên gia an toàn hàng không Mỹ cho rằng việc tìm kiếm máy bay mất tích trên biển là cực kỳ khó khăn. Hộp đen máy bay, ghi lại dữ liệu máy bay và ghi âm các cuộc hội thoại trong buồng lái, được trang bị máy phát siêu âm có thể phát ra tín hiệu sóng siêu âm giúp hộp đen có thể được phát hiện dưới nước.

 

Bác tin đồn máy bay rơi gần đảo Hòn Chuối

15 giờ 45: Ông Ngô Văn Phát, Chuẩn Đô đốc, Chính ủy Hải quân Vùng 5 xác nhận với Thanh Niên Online: trong vòng 5 phút nữa Hải Quân vùng 5 cho 2 tàu xuất phát đi cứu hộ cứu nạn vụ máy bay của Malaysia bị rơi. Trong đó, có 1 tàu vận tải và 1 tàu chuyên cứu nạn cứu hộ.

Ông Phát cũng bác tin đồn máy bay trên rơi gần vị trí đảo Hòn Chuối của Cà Mau.

Trong điều kiện tốt, các tín hiệu này có thể được phát hiện cách đó vài trăm km, AP dẫn lời ông John Goglia, một chuyên gia an toàn hàng không - cựu ủy viên Ủy ban An toàn Vận tải Quốc gia Mỹ, cho biết. Nếu hộp đen bị chìm xuống dưới đáy biển, sẽ làm giảm khả năng phát tín hiệu và tín hiệu sẽ yếu dần, theo ông Goglia.

15 giờ 45: Ông Ngô Văn Phát, Chuẩn Đô đốc, Chính ủy Hải quân Vùng 5, xác nhận với Thanh Niên Online: trong vòng 5 phút nữa Hải Quân vùng 5 cho 2 tàu xuất phát đi cứu hộ cứu nạn vụ máy bay của Malaysia bị rơi. Trong đó, có 1 tàu vận tải và 1 tàu chuyên cứu nạn cứu hộ.

Ông Phát cũng bác tin đồn máy bay trên rơi gần vị trí đảo Hòn Chuối của Cà Mau. 

15 giờ 30: Phóng viên Nguyễn Long (Báo Thanh Niên) có mặt trên tàu Sar 413 của Trung tâm cứu nạn hàng hải khu vực 3 từ Vũng Tàu. Tàu Sar 413 đã nhận lệnh xuất phát tham gia tìm kiếm cứu nạn máy bay mất tích.

15 giờ 15: Tờ Daily Mail (Anh) ngày 8.3 dẫn lời các chuyên gia an toàn hàng không Anh cho biết có nhiều khả năng khiến máy bay mất liên lạc với mặt đất và mất tích, trong số đó là động cơ hư hỏng nghiêm trọng, phi công buộc phải chuyển hướng để tránh một máy bay khác hoặc máy bay phát nổ. 

15 giờ: Chiếc máy bay thứ hai với số hiệu 281 cũng chính thức cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất. Trên chuyến bay này, PV Trung Hiếu (Báo Thanh Niên) có mặt để tường thuật chi tiết diễn biến cuộc ứng cứu này đến bạn đọc.

 
Phóng viên Tiến Trình (áo khoác xanh đen) đứng trước chiếc trực thăng bay đi ứng cứu

Thời gian bay ra khu vực máy bay Boeing 777-200 của Malaysia Airlines mất tích khoảng 1 giờ đồng hồ.

 

3 phóng viên Thanh Niên có mặt trên máy bay, tàu ứng cứu

Vào lúc 14 giờ 50, tại sân bay Cần Thơ, phóng viên (PV) Tiến Trình (Báo Thanh Niên) đã có mặt trên chiếc trực thăng Mi 171 số hiệu 02 để lên đường ứng cứu. Tại sân bay Cần Thơ, có tổng cộng 2 trực thăng MI 171 (số hiệu 02 và 04) xuất phát.

15 giờ, chiếc máy bay thứ hai với số hiệu 281 cũng chính thức cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất. Trên chuyến bay này, PV Trung Hiếu (Báo Thanh Niên) có mặt để tường thuật chi tiết diễn biến cuộc ứng cứu này đến bạn đọc. 

15 giờ 30, PV Nguyễn Long (Báo Thanh Niên) có mặt trên tàu Sar 413 của Trung tâm cứu nạn hàng hải khu vực 3 từ Vũng Tàu. Tàu Sar 413 đã nhận lệnh xuất phát tham gia tìm kiếm cứu nạn máy bay mất tích.

Cùng lúc này, tại sân bay Cần Thơ, PV Tiến Trình (Báo Thanh Niên) cũng đã có mặt trên chiếc trực thăng Mi 171 số hiệu 02 để lên đường ứng cứu. Tại sân bay Cần Thơ, có tổng cộng 2 trực thăng MI 171 (số hiệu 02 và 04) xuất phát.

14 giờ 50: Chiếc máy bay AN 26 chuẩn bị cất cánh tại Tân Sơn Nhất đi ứng cứu. Phóng viên Trung Hiếu (Báo Thanh Niên) có mặt trên chuyến bay này.

14 giờ 40: Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, ông Datuk Seri Hishammuddin Hussein, kêu gọi cư dân mạng và cộng đồng không nên đưa ra những thông tin đồn đoán thất thiệt về máy bay mất tích, theo trang in New Straits Times (Malaysia). Ông Hussein cũng kêu gọi người thân, gia đình những hành khách trên chuyến bay mất tích hãy bình tĩnh và đợi thông tin chính thức từ cơ quan chức năng.

14 giờ 32: AFP dẫn lời nhà phân tích hàng không độc lập Gerry Soejatman ở Indonesia cho rằng 24 giờ tới là "giờ vàng" cho công tác tìm kiếm và cứu hộ đối với máy bay Boeing 777-200 bị mất tích của Malaysia Airlines.

14 giờ 30: Chiếc máy bay AN-26 số hiệu chuyến bay 286 thuộc Trung đoàn 918 (Quân chủng phòng không không quân) chính thức cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất để tìm kiếm ứng cứu chiếc máy bay Boeing 777-200 của Malaysia Airlines.

14 giờ 15: Đại tá Trần Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 917, Sư đoàn Không quân 370 đang cơ động huấn luyện tại sân bay Cần Thơ cho bết: sau khi nhận lệnh, đã chuẩn bị 3 máy bay và các tổ bay sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn.

13 giờ 55: Đại tá Đậu Khải Hoàn, Chủ nhiệm chính trị, Bộ Chỉ huy Hải Quân vùng (H.Phú Quốc, Kiên Giang) cho biết: Hải quân vùng 5 đã xác định được vị trí máy bay của Hãng hàng không Malaysia bị rơi, vị trí này cách đảo Thổ Chu, H.Phú Quốc (Kiên Giang) khoảng 153 hải lý (gần 300 km).


Máy bay trực sẵn sàng đợi lệnh ứng cứu - Ảnh: Tiến Trình

Được biết, hiện tại Bộ chỉ huy Hải Quân vùng 5 sẵn sàng lực lượng và phương tiện cứu hộ, chờ khi có lệnh là rời căn cứ (tại đảo Phú Quốc) để đi cứu hộ khẩn cấp.

Trong khi đó, nguồn tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau cho biết đơn vị cũng đang trong tư thế sẵn sàng lực lượng, phương tiện; chờ lệnh ứng cứu khẩn cấp. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau có thông báo khẩn cấp, kêu gọi các tàu thuyền hoạt động trên vùng biển cách mũi Cà Mau khoảng 120 hải lý về phía Tây Nam tham gia cứu nạn.

13 giờ 45: AFP cho biết máy bay Boeing 777-200 của Malaysia Airlines bị mất tích đã hoạt động 11 năm.

13 giờ 40: AFP cho biết chính quyền Malaysia đã triển khai một máy bay, 2 trực thăng và 4 tàu hỗ trợ công tác tìm kiếm máy bay mất tích. Ngoài ra, chính quyền Philippines tuyên bố gửi 3 tàu tuần tra hải quân và máy bay do thám hỗ trợ công tác tìm kiếm máy bay mất tích.

13 giờ 35: Theo thông tin từ Phòng cứu hộ, cứu nạn Quân khu 9 (miền Tây Nam bộ), hiện tại Quân khu đã thông báo khẩn qua điện thoại cho Bộ Chỉ huy quân sự 12 tỉnh thành trực thuộc quân khu để sẵn sàng cứu hộ cứu nạn khi có lệnh.

13 giờ 30: Tin từ Quân chủng Phòng không - Không quân VN vừa cho biết do điều kiện thời tiết nên 2 trực thăng Mi 171 ở Cần Thơ không được phép cất cánh. Thay vào đó, đảm nhiệm nhiệm vụ tìm kiếm, ứng cứu sẽ là chiếc máy bay AN 26 của Trung đoàn 918 (Quân chủng Phòng không - Không quân), cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất.


Phóng viên Trung Hiếu có mặt trên chiếc máy bay đi ứng cứu

13 giờ: Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam cho biết đang triển khai cứu nạn vụ rơi máy bay ở Malaysia. Hai trực thăng Mi 171 ở sân bay Cần Thơ và chiếc Mi -172 ở sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đang chờ lệnh cất cánh.

12 giờ 45 phút: Phóng viên Tiến Trình (Báo Thanh Niên) cho biết vừa phỏng vấn ông Ngô Văn Phát, Chuẩn Đô đốc, Chính ủy Hải quân Vùng 5.

Ông Phát cho hay vị trí máy bay gặp nạn cách đảo Thổ Chu trên 150 hải lý. Lực lượng Hải quân vùng 5 đã sẵn sàng cứu hộ.

12 giờ 30 phút: Nguồn tin của Thanh Niên cho hay, chuyến bay Boeing 777, số hiệu MH370 chở 239 hành khách và phi hành đoàn của Malaysia đã bị rơi khi trên đường ra khỏi không phận nước này. Chưa có báo cáo thương vong.

12 giờ 10 phút: Trung Quốc cho biết đã gởi 2 tàu cứu nạn đến khu vực xác định máy bay mất tích để hỗ trợ tìm kiếm.

12 giờ: Cơ trưởng của chuyến bay bị mất tích là Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi, người Malaysia. Ông này làm việc cho Malaysia Airlines từ năm 1981 và đã có 18,365 giờ bay, CNN dẫn tin từ trang web của Malaysia Airlines.


Người phụ nữ được cho là người thân của hành khách trên chuyến bay bị mất liên lạc của
hãng hàng không Malaysia Airlines lo lắng cho số phận người thân - Ảnh: Reuters

11 giờ 30 phút: Hãng Malaysia Airlines cho biết đang khẩn trương triển khai công tác tìm kiếm máy bay bị mất tích Boeing 777, mang số hiệu MH370 và cần sự hợp tác của giới chức hàng không các nước có liên quan.

11 giờ 10 phút: Nguồn tin của Thanh Niên cho hay, tín hiệu từ Boeing 777-200 cho thấy máy bay này đang ở trên vùng biển thuộc hải phận quốc tế.

10 giờ 40 phút: Cục Hàng không Việt Nam đã báo cáo cho các cấp có thẩm quyền, sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm máy bay mất tích.

10 giờ 30 phút: Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, khẳng định máy bay của Malaysia mất liên lạc trước khi vào vùng FIR (vùng thông báo bay) của TP.HCM.

10 giờ 25 phút: Việt Nam vừa dò được tín hiệu máy bay mất tích, cho thấy cách mũi Cà Mau phía Tây Nam 120 hải lý, theo Trung tâm tìm kiếm cứu nạn 3.

10 giờ 20 phút: Cuộc họp báo kết thúc, đại diện hãng Malaysia Airlines cho biết đang phối hợp với các nhà chức trách ở Việt Nam, Trung Quốc phối hợp tìm kiếm.

Hai người phụ nữ được cho là thân nhân hành khách trên chuyến bay đang được mời sang khu vực chờ đợi ở sân bay quốc tế Kualar Lumpur
Hai người phụ nữ được cho là thân nhân hành khách trên chuyến bay đang được mời sang khu vực chờ đợi ở sân bay quốc tế Kualar Lumpur

  Thân nhân hành khách trên chuyến bay bị mất liên lạc òa khóc tại sân bay Bắc Kinh
 Thân nhân hành khách trên chuyến bay bị mất liên lạc òa khóc tại sân bay Bắc Kinh

10 giờ 10 phút: Hãng hàng không  Malaysia Airlines đang họp báo, công bố danh sách các nạn nhân được cho là mất tích có quốc tịch từ 14 nước và vùng lãnh thổ.

Trong đó, Trung Quốc và Đài Loan có 154 người, Malaysia có 38 người, Indonesia có 12 người, Úc có 7 người, Mỹ 4, Canada 2, Nga 1, New Zealand 2, Ukraine 2, Ý 1,  Pháp 3, Netherlands 1, Áo 1.

Không có thông tin về sự có mặt của hành khách mang quốc tịch Việt Nam trên chuyến bay mất tích.

9 giờ 50 phút: BBC cho biết hãng Malaysia Airlines chuẩn bị tổ chức họp báo sau ít phút nữa.

CNN dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã ngày 8.3 cho rằng, máy bay trên đã "biến mất" trên không phận do radar Việt Nam kiểm soát.

Vào thời điểm 8 giờ 45 (giờ Việt Nam), máy bay Boeing 777 trên chính thức hết nhiên liệu, nhưng các nhà chức trách vẫn chưa có thông tin về địa điểm hiện tại của phi cơ này, theo CNN.

CNN ngày 8.3 cho hay, chiếc máy bay Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines khởi hành từ Kuala Lumpur đã mất liên lạc 2 tiếng sau khi cất cánh.


Ảnh minh họa đường bay máy bay Boeing 777-200 của Malaysia Airlines
- Ảnh: AFP 

TNO thực hiện

>> Vụ máy bay Malaysia mất tích: Thân nhân chờ đợi trong hoảng loạn
>> Xác định được tín hiệu chiếc máy bay Malaysia mất tích
>> Malaysia Airlines định thay nhiều máy bay già nua
>> Máy bay Malaysia mất tích trước khi vào không phận Việt Nam
>> Máy bay Malaysia Airlines mất tích trong không phận Việt Nam?
>> Máy bay chở 239 người của Malaysia mất tích

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.