Trong ngày 26.4 đến sáng ngày 27.4, khoảng 40 người được cứu sống trong đống đổ nát tòa nhà Rana Plaza ở ngoại ô thủ đô Dhaka, và thời điểm xảy ra vụ tai nạn có hàng ngàn công nhân may mặc đang làm việc trong các xưởng may đồ xuất khẩu cho các nhãn hiệu thời trang phương Tây, Primark (Anh) và Mango (Tây Ban Nha), theo tin tức từ AFP.
Cảnh sát lo ngại số thương vong sẽ gia tăng, và các nhân viên cứu hộ cho biết công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn do nạn nhân sống sót bị mắc kẹt trong đóng đổ nát quá yếu nên không thể lên tiếng cầu cứu. Hơn 2.412 được cứu sống sau vụ sập nhà.
Hai giám đốc bị bắt vào ngày 27.4 sau khi Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina tuyên bố những ai chịu trách nhiệm đối với thảm hoạ sập nhà tội tệ nhất nước này sẽ bị trừng trị thích đáng. Cảnh sát đang truy lùng người chủ của tòa nhà này.
Những nạn nhân sống sót cho rằng họ đã phát hiện những vết nứt trên tường hồi tuần trước, nhưng hai giám đốc trên buộc họ phải tiếp tục làm việc.
Bangladesh là quốc gia xuất khẩu sản phẩm dệt may lớn thứ 2 trên thế giới. Hồi tháng 12.2012, một vụ cháy nhà máy may mặc ở nước này đã khiến 111 người chết.
Các nhà hoạt động vì quyền người lao động ở Bangladesh cho biết các công ty châu u đặt lợi nhuận lên trên an toàn lao động, mở các xưởng may ở Bangladesh để giảm chi phí sản xuất.
Được biết, một người công dân dệt may ở nước này có thu nhập bình quân mỗi tháng vào khoảng 40 USD.
Phúc Duy
>> Bangladesh rung chuyển vì vụ biểu tình của công nhân may mặc
>> Số thiệt mạng tại Bangladesh tăng cao
>> Thảm họa sập nhà tại Bangladesh
>> Sập tòa nhà 8 tầng ở Bangladesh, 25 người chết
>> Bangladesh điều quân chống bạo loạn
>> Chìm phà chở 100 người ở Bangladesh
Bình luận (0)