Vụ Vũ 'nhôm' là bài học đắt giá

14/08/2018 04:59 GMT+7

Hôm qua 13.8, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về tình hình an ninh trật tự thời gian gần đây.

Không để xảy ra những vụ tương tự như Vũ "nhôm" trong tương lai
[VIDEO] Vũ “nhôm” và những cú bắt tay bạc tỉ với lãnh đạo 4 doanh nghiệp

Đặc biệt một số vụ việc liên quan đến hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ của một số cán bộ cấp cao ngành công an, dẫn đến sự bất bình trong xã hội, làm giảm uy tín ngành, như vụ đánh bạc hàng ngàn tỉ đồng vừa qua
ĐB Quách Thế Tản (tỉnh Hòa Bình)
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bến Tre Lưu Bình Nhưỡng phản ánh thời gian qua nhân dân và cử tri rất bức xúc về tình trạng nhiều tội phạm có tổ chức liên quan tới một số sĩ quan, tướng lĩnh công an.
Trong đó, vụ Vũ “nhôm” là điển hình thể hiện sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhà nước trao cho để phạm tội. "Sau vụ Vũ "nhôm", Bộ Công an đã rà soát kiểm tra xem còn tổ chức kiểu Vũ “nhôm” hay không và Bộ có giải pháp như thế nào để tránh tình trạng tiếp tục xuất hiện kiểu Vũ "nhôm" thời gian tới?”, ĐB Nhưỡng chất vấn Bộ trưởng Tô Lâm.
Trả lời chất vấn của ĐB, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay: “Vụ Vũ “nhôm” liên quan tới 5 vụ án. Bộ Công an đã khởi tố điều tra và đã đưa ra xét xử vụ thứ nhất về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, trong đó, có liên quan đến một số tướng lĩnh công an. Cụ thể hai tướng công an đã bị xử lý theo đúng pháp luật. Đây là bài học rất lớn trong công tác quản lý cán bộ, xử lý những vụ liên quan đến lợi dụng việc hình thành các tổ chức bình phong, được tạo điều kiện thuận lợi để vi phạm pháp luật. Đây là bài học rất đắt giá cho lực lượng công an và chắc chắn sẽ không có tình trạng các đối tượng, tổ chức lợi dụng chức năng, quyền hạn để vi phạm. Chúng tôi đã làm và có giải pháp không để xảy ra những vụ tương tự như Vũ “nhôm”.
Phát hiện và xử lý nghiêm minh
Vụ án có liên quan tới nội bộ ngành công an. Đây cũng là một bài học xương máu của ngành công an mà nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ không chịu rèn luyện, bị đồng tiền cám dỗ dẫn đến lợi dụng các phương tiện kỹ thuật để bảo kê cho loại tội phạm này
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
ĐB Quách Thế Tản (ĐBQH tỉnh Hòa Bình) phản ánh thời gian qua tội phạm sử dụng công nghệ cao bị phát hiện ngày càng nhiều, diễn biến ngày càng phức tạp, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt.
“Đặc biệt một số vụ việc liên quan đến hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ của một số cán bộ cấp cao ngành công an, dẫn đến sự bất bình trong xã hội, làm giảm uy tín ngành, như vụ đánh bạc hàng ngàn tỉ đồng vừa qua”, ĐB Tản nêu và đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Trả lời ĐB, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết vụ đánh bạc ngàn tỉ trên mạng là vụ án được Bộ Công an tập trung điều tra, đấu tranh trong thời gian dài. Sau đó, Công an Phú Thọ cũng phát hiện một nhánh của vụ án nên Bộ quyết định giao đơn vị này điều tra, phá án.
“Vụ án có liên quan tới nội bộ ngành công an. Đây cũng là một bài học xương máu của ngành công an mà nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ không chịu rèn luyện, bị đồng tiền cám dỗ dẫn đến lợi dụng các phương tiện kỹ thuật để bảo kê cho loại tội phạm này. Tuy nhiên, các đối tượng này đều đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh”, Bộ trưởng khẳng định và cho biết thêm với những vụ việc vi phạm như vừa qua, ngành công an đã có biện pháp chấn chỉnh để không xảy ra tình trạng tương tự trong thời gian tới.
[VIDEO] Các lãnh đạo doanh nghiệp bị khởi tố liên quan như thế nào với Vũ “nhôm”?
Tình trạng “sân sau”, “công ty gia đình” đang gây thiệt hại lớn
Theo báo cáo của Bộ Công an, những năm qua, tình hình tội phạm về kinh tế, chức vụ diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn. Từ năm 2017 đến nay, đã phát hiện 26.599 vụ vi phạm, tội phạm về kinh tế và 363 vụ phạm tội về tham nhũng, chức vụ; khởi tố mới 2.410 vụ/3.159 bị can về án kinh tế và 327 vụ/617 bị can về án tham nhũng; thu hồi tài sản án kinh tế gần 24.000 tỉ đồng (đạt 44,84%) và tài sản án tham nhũng gần 2.700 tỉ đồng (đạt 38,76%).
Bộ Công an đánh giá, phương thức, thủ đoạn tội phạm kinh tế, tham nhũng rất đa dạng và tinh vi. Đáng lưu ý là tình trạng thông đồng móc ngoặc giữa các cán bộ, công chức với các đối tượng bên ngoài, giữa khu vực công và khu vực tư dưới các hình thức như thành lập các công ty “sân sau”, “công ty gia đình” dùng ảnh hưởng của mình để đấu thầu cho các dự án; thâu tóm đất công; cho vay sai nguyên tắc, thế chấp vòng vo, rút tiền của nhà nước... Sự móc nối giữa hai khu vực trong và ngoài nhà nước tạo thành chu trình khép kín, lợi dụng các khe hở của cơ chế, chính sách để hoạt động phạm tội, gây thiệt hại tài sản đặc biệt lớn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.