Vừa răn đe, vừa dự phòng

13/02/2015 08:54 GMT+7

Gần đây, chính phủ Mỹ đã vài lần xa gần đề cập việc đưa binh lính đến tham chiến trực tiếp trên bộ ở Iraq và có thể cả Syria để đối phó tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Gần đây, chính phủ Mỹ đã vài lần xa gần đề cập việc đưa binh lính đến tham chiến trực tiếp trên bộ ở Iraq và có thể cả Syria để đối phó tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Các chiến đấu cơ Mỹ chuẩn bị xuất kích từ tàu sân bay USS George H.W.Bush tấn công IS
  - Ảnh: Reuters 
 Trước đó, Mỹ và đồng minh đều quả quyết loại trừ khả năng này mà chỉ tiến hành không kích, huấn luyện quân đội Iraq và lực lượng tự vệ người Kurd, viện trợ tài chính lẫn quân sự cho chính phủ Iraq và nhiều lực lượng, tổ chức cùng tiến hành chiến tranh chống IS.
Nếu Mỹ cùng đồng minh triển khai binh lính tham chiến trực tiếp trên bộ thì sẽ là một bước ngoặt quyết định nhưng không thể không gợi nhớ đến những cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Với Mỹ, đó sẽ là một cuộc phiêu lưu quân sự mới ở khu vực nước này từng bị sa lầy mà vất vả lắm mới thoát ra được.
Đây cũng sẽ là chuyện động trời về đối nội ở Mỹ. Tổng thống Barack Obama sẽ phải hết sức thận trọng bởi nếu quyết định như vậy thì hậu quả và hệ lụy về mọi phương diện đối với nước Mỹ sẽ trút lên người kế nhiệm. Chính ông cũng đã phải xử lý hậu quả và hệ lụy của 2 cuộc chiến tranh ở nước ngoài do người tiền nhiệm phát động.
Những úp mở nói trên của Washington cho thấy nhận thức của Mỹ và đồng minh về kết quả cuộc chiến tranh chống IS cho tới nay là đã làm suy yếu, nhưng chưa thể và rất có thể sẽ không đánh bại được lực lượng này. Vì thế, họ cần phải tính đến thay đổi chiến lược. Úp mở như trên có tác dụng trấn an đồng minh, răn đe IS và để ngỏ mọi khả năng dễ bề tiến thoái sau này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.