Phát biểu tại hội nghị thường niên của WHO, giáo sư Walid Ammar, Chủ tịch Ủy ban thẩm định ứng phó khẩn cấp của WHO, cho hay sự thiếu hụt về nguồn quỹ và nhân lực đang bị nới rộng trong bối cảnh thế giới cùng lúc đối mặt với nhiều tình trạng khẩn cấp hơn trước.
"Chương trình đang bị kéo căng quá mức do nhu cầu chỉ tăng không giảm, và cùng với mức độ đa dạng và phức tạp của những tình trạng khẩn cấp", Reuters hôm nay 23.5 dẫn lời giáo sư Ammar.
Đại dịch tiếp theo có thể xuất hiện từ Brazil, vì sao?
Tính đến tháng 3 năm nay, báo cáo của chương trình ghi nhận WHO đã phải ứng phó 53 tình trạng khẩn cấp ở mức độ cao. Trong số này có những căn bệnh như dịch tả, Covid-19, đợt bùng dịch Marburg ở Guinea Xích Đạo và Tanzania. Bên cạnh đó, những trận thiên tai như động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cũng như lũ lụt ở Pakistan càng làm tình hình thêm phức tạp.
Báo cáo cũng đề cập biến đổi khí hậu đang gia tăng với tần suất xảy ra các tình trạng cực đoan như lũ lụt, bão tố nhiều hơn trước. Tất cả những sự kiện này đều kéo theo hậu quả y tế.
Tuy nhiên, ngân sách chính của chương trình ứng phó khẩn cấp trong năm 2022-2023 chỉ được tài trợ khoảng 53% so với nhu cầu. WHO tiếp tục kêu gọi các nước cùng tiếp sức cho nỗ lực chung của nhân loại.
WHO và các quốc gia thành viên đang tìm cách cải tổ cách thức tổ chức y tế và các nước đáp ứng nhu cầu tài chính của các trường hợp y tế khẩn cấp, cũng như bổ sung nguồn quỹ chung cho WHO.
Virus từ dơi tiếp tục tìm ra cách mới để lây nhiễm cho con người
Hôm 22.5, các nước thành viên nhất trí phê chuẩn ngân sách mới, bao gồm việc nâng mức phí bắt buộc đóng góp thêm 20% so với trước đây.
Báo cáo cũng kêu gọi WHO hãy điều chỉnh để hoạt động hiệu quả hơn. Ví dụ, tại Malawi, WHO đang triển khai 4 đội ngũ ứng phó tình trạng khẩn cấp liên quan đến dịch tả, Covid-19, sốt bại liệt và lũ lụt. Tuy nhiên, công tác của các nhóm này được cho có lẽ bị trùng lặp nhau.
Bình luận (0)