WHO đã thành lập một trung tâm chuyển giao công nghệ ở thành phố Cape Town, Nam Phi hồi năm ngoái để cung cấp phương pháp sản xuất vắc xin Covid-19 dựa trên công nghệ mRNA cho các quốc gia nghèo và có thu nhập trung bình.
Hôm nay 23.2, WHO cho hay thêm 5 quốc gia, gồm Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Serbia và Việt Nam sẽ nhận sự hỗ trợ từ trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA của tổ chức này ở Nam Phi, theo Reuters.
Hồi tuần trước, 6 quốc gia châu Phi, gồm Ai Cập, Kenya, Nigeria, Senegal, Nam Phi và Tunisia trở thành những quốc gia đầu tiên ở châu lục này đăng ký nhận công nghệ để sản xuất vắc xin mRNA theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Một nhân viên phòng thí nghiệm làm việc tại trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA ở Nam Phi |
News.un.org |
Công nghệ mRNA là một trong những phát minh được chú ý nhất trong đại dịch Covid-19. Công nghệ này đã giúp phát triển vắc xin Moderna và Pfizer/BioNTech trong thời gian kỷ lục, từ đó thay đổi hướng đi của dịch bệnh.
Trước đại dịch, công nghệ này chỉ nhận được các ánh nhìn hoài nghi vì không đảm bảo mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, sau thành công của Moderna và Pfizer, ngày càng nhiều người tin rằng vắc xin mRNA có thể được ứng dụng trong việc giải quyết các bệnh khác, từ cúm, sốt rét, HIV đến ung thư.
Các vắc xin Covid-19 nổi tiếng ở Việt Nam sử dụng công nghệ gì? |
Cũng trong hôm nay, WHO thông báo tổ chức này vừa thành lập một trung tâm ở Hàn Quốc để hướng dẫn các nước có thu nhập thấp và trung bình tự sản xuất vắc xin và liệu pháp điều trị. Trung tâm mới sẽ cung cấp việc đào tạo lực lượng chuyên trách cho tất cả các nước muốn sản xuất vắc xin, insulin và liệu pháp kháng thể đơn dòng, theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Bình luận (0)